Ngành Giun đốt - Bài 15. Giun đất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trang Quỳnh Phan

1. Vì sao sau khi mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?
2. Cuốc phải giun đất thấy chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và tại sao có màu đỏ?
3. Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?
4. Vì sao cơ thể giun đất có màu phớt hồng?
 

Dương Thu Hiền
20 tháng 10 2016 lúc 20:16

3.

- Cơ thể gồm nhiều đốt, trên mỗi đốt có 1 vành tơ kết hợp với các phần cơ thể phình duỗi xen kẽ giúp giun đất di chuyển được.

- Trong lớp mô bì có tế bào tiết ra chất nhầy làm da luôn trơn giúp giun dễ di chuyển và hô hấp qua da.

- Vòi miệng vươn ra như mũi dùi thích hợp cho việc đào xới đất.

4. Do lớp cuticun trong suốt nên các mạch máu cơ thể hiện ra làm giun đất có màu phớt hồng.

Dương Thu Hiền
20 tháng 10 2016 lúc 20:13

1. Mưa nhiều làm mặt đất ướt sũng là giảm lượng khí oxi trong đất, nên giun phải chui lên mặt đất để thở.

2. Cuốc phải giun đất thấy chất lỏng màu đỏ chảy ra thì:

- Chất lỏng ấy là hỗn hợp giữa chất dịch cơ thể với máu của giun đất.

- Chất dịch đó có màu đỏ vì có sự hiện diện của sắc tố đỏ của máu.

 

Nkóc Xem Phim
19 tháng 12 2016 lúc 18:58

1. giun đất cũng như những loài vật khác, cần oxi để hít thở. trong đất nơi giun đất sống sẻ có những lỗ hở li ti chứa không khí, nếu mưa thì những những lỗ hở sẽ bị vùi lấp khiến giun đất không thể thở nên mới chui lên măt đất

2. Chất lỏng đó là dịch của giun đất

vì trong dịch lỏng có máu

Nguyễn Diệu
17 tháng 10 2017 lúc 19:38

1. Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí.Dù nó sống ở dưới đất nhưng ở dưới đó cũng có một lượng không khí đủ để cho giun đất hít thở.Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun đất không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở.Cũng giống như việc chúng ta đổ nước vào tổ dế để bắt dế đó.

2. Vì khi cuốc, lưỡi cuốc cắm vào giun đất, máu chảy ra hòa với chất nhầy ngoài da tạo thành dịch màu đỏ mà bạn thấy đó.

3.Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất được thể hiện: cơ thể dài, gồm nhiều đốt. ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
4.Vì ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.

Nguyễn Khoa Bảo Vy
25 tháng 10 2017 lúc 6:03

1.Vì nước ngập cơ thể chúng ngạt thở -> giun đất hô hấp bằng da

2.Vì giun đất bắt đầu có hệ tuần hoàn kín,máu mang sắc tố chứa sắt nên có máu đỏ.

3.Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rút trong đất được thể hiện: Cơ thể dài,gồm nhiều đốt. Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt ,dùng để tì vào đất khi giun bò(giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng,giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

4.Vì ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thục hiện quá trình trao đổi khí qua da.


Các câu hỏi tương tự
Erza Scarlet
Xem chi tiết
Nguyet Nguyen
Xem chi tiết
Lương Nguyễn Bảo Trân
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Băng
Xem chi tiết
Đổng Vy Vy
Xem chi tiết
phamquocviet
Xem chi tiết
lê bảo ngọc
Xem chi tiết