Bài 8. Nhiễm sắc thể

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
diem pham

1. Vì sao mỗi NST được mô tả ở kỳ giữa của nguyên phân lại gồm hai nhiễm sắc tử chị em? Hai phân tử ADN trong hai nhiễm sắc tử chị em có thể giống nhau trong trường hợp nào và khác nhau trong trường hợp nào? Nêu những trường hợp khác nhau đó.

2. Những sự kiện nào trong giảm phân có thể tạo ra biến dị di truyền?

ngAsnh
29 tháng 11 2021 lúc 22:49

1)  mỗi NST được mô tả ở kỳ giữa của nguyên phân lại gồm hai nhiễm sắc tử chị em vì ở kì trung gian , nhiễm sắc thể đơn nhân đôi thành nhiêm sắc thể kép gồm 2 cromatit chị em (nhiễm sắc tử chị em)

Hai phân tử ADN trong hai nhiễm sắc tử chị em có thể giống nhau trong trường hợp quá trình nhân đôi diễn ra bình thường, không đột biến 

và khác nhau trong trường hợp xảy ra đột biến trong quá trình nhân đôi ở kì trung gian

2)Những sự kiện trong giảm phân có thể tạo ra biến dị di truyền

- Tiếp hợp trao đổi chéo ở kì đầu I

- Sự tổ hợp phân li cùng nhau của các NST không tương đồng ở kì sau I

lạc lạc
29 tháng 11 2021 lúc 22:44

1.Các nhiễm sắc thể chị em cũng gọi là các nhiễm sắc tử chị em là những nhiễm sắc thể tương đồng có cùng một nguồn gốc của bố (thì không của mẹ) hoặc của mẹ (thì không của bố).

 

2.

Sự kiện xảy ra trong quá trình giảm phân tạo ra biến dị di truyền là quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng ở kì đầu giảm phân I : Các NST tiến lại gần nhau tiếp xúc với nhau và tiến hành trao đổi đoạn giữa NST trong cặp NST tương đồng

 

Hồ_Maii
29 tháng 11 2021 lúc 22:42

1.

Các nhiễm sắc thể chị em cũng gọi là các nhiễm sắc tử chị em là những nhiễm sắc thể tương đồng có cùng một nguồn gốc của bố (thì không của mẹ) hoặc của mẹ (thì không của bố).

2.

Quá trình giảm phân tạo ra biến dị di truyền:

- Kì trung gian : các nhiễm sắc thể ở trạng thái duỗi xoắn , tự tổng hợp nên một nhiễm sắc thể giống nó dính với nhau tại tâm động để trở thành nhiễm sắc thể kép .

 - Kì đầu : các nhiễm sắc thể kép bắt đàu co ngắn . Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng áp sát tiến lại gần nhau xảy ra hiện tượng tiếp hợp . Tại kỳ này có thể xảy ra quá trình trao đổi đọan giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng ( cơ sở của hiện tượng hoán vị gen ). 

 - Kì giữa :các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tách nhau ra trượt trên tơ phân bào dàn thành hai hàng song song nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào .  

- Kì sau : các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tở hợp ngẫu nhiên và phân ly độc lập về hai cực của tế bào . 

 - Kì cuối : các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong nhân mới của tế bào .

 - Màng nhân và nhân con xuất hiện , tế bào phân chia tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể kép đơn bội khác nhau về nguồn gốc .

 


Các câu hỏi tương tự
Gia Khánh Bùi
Xem chi tiết
Ngọc Hương Lương
Xem chi tiết
Lương Phương Thảo
Xem chi tiết
Gia Khánh Bùi
Xem chi tiết
tiêi chí 1
Xem chi tiết
Vũ Thị Quỳnh
Xem chi tiết
Hạ Băng
Xem chi tiết
nhan bui
Xem chi tiết
Trương Ngọc Ánh
Xem chi tiết