Bài 24. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

Trịnh Hương Lan

(1) Vì sao khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có vị ngọt?

(2) Những phân tử của các chất dinh dưỡng nào có thể được hấp thụ qua thành thành ruột non đi vào máu sau đó đi tới các tế bào của cơ thể?

(3) Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa của cơ thể người là gì?

(4) Thức ăn sâu khi được đưa vào miệng được biến đổi như thế nào trong ống tiêu hóa?

Giúp mik với, mai mik học rùi!!!khocroi khocroi khocroi

Trần Quang Hưng
15 tháng 1 2017 lúc 20:59

(1) - Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

(3) Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người:
- Hấp thụ thêm phần nước cần thiết cho cơ thể

- Thải phân ra môi trường ngoài.

- Ruột già giúp hấp thụ nước thừa còn lại trong thức ăn và phân hủy để thải phân

Bình luận (3)
Dương Phương Trà
15 tháng 1 2017 lúc 23:34

2 Những phân tử của các chất có thể đc hấp thụ qua thành ruột non đi vào máu để rồi sau đó tới các tế bào của cơ thể là chất gluxit,lipi,protein,các vitamin,các vitamin tan trong nước(: B,C,PP chủ yếu hấp thu theo cơ chế khuếch tán riêng vitamin B12 đc hấp thu do vận chuyển tích cực, cần có sự yếu tố nội mạc can của dạ dày) các vitamin tan trong đầu (A,D,E,K)các chất muối khoáng,nước

Bình luận (0)
Nơi Này Có Em
15 tháng 1 2017 lúc 20:55

(1)Trong khoang miệng, chỉ có tinh bột trong thức ăn được biến đổi hoá học dưới tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt. Amilaza thủy phân tinh bột thành đường mantôzơ.
amilaza
Tinh bột -------------------- → mantôzơ
Chính vì vậy mà khi ta ăn cơm nhai lâu tức là đường mantozơ được tạo ra càng nhiều dẫn đến ta càng có cảm giác ngọt.

Bình luận (2)
Dương Phương Trà
15 tháng 1 2017 lúc 23:19

1: - Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantozo, đường này đã tác dụng vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

Bình luận (0)
Trần Hà Trang
23 tháng 4 2017 lúc 10:01

(3) Hấp thụ nước và thải phân

Bình luận (0)
Hồng Hân
31 tháng 10 2017 lúc 20:03

1.Trong nước bọt của ng` có chứa enzim amilaza có tác dụng phân giải tinh bột ( cơm ) thành đường mantozo nên ta thấy có vị ngọt
4.- Biến đổi tinh bột nhờ hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt có tác dụng biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantozo.
- Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền , bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị. Biến đổi protein nhờ enzim pepsin và HC1 để biến đổi protein thành các axit amin

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
quynh nhu nguyen
Xem chi tiết
phạm ngọc mai
Xem chi tiết
Ngô Gia Ngọc Khải
Xem chi tiết
tiên nguyễn ngọc thủy
Xem chi tiết
Phong Trần Gia
Xem chi tiết
Sĩ Bí Ăn Võ
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lữ Thị Ngọc
Xem chi tiết
Phạm thị thảo ngân
Xem chi tiết