Khái quát lịch sử thế giới trung đại

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Việt Anh 5a2

1. Vì sao giai cấp tư sản đứng lên chống lại giai cấp quý tộc phong kiến ?

2. Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo ?

Giúp mk với! Mk đang học thử LS 7

bao tran
22 tháng 5 2019 lúc 11:28

1.- Giai cấp tư sản mới được hình thành có thế lực về kinh tế nhưng lại không có quyền lợi về chính trị.

- Chế độ phong kiến, giáo hội bảo thủ, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của xã hội.

⟹ Giai cấp tư sản đã đứng lên chống lại giai cấp quý tộc phong kiến, để giành lấy địa vị chính trị tương xứng với tiềm lực kinh tế của mình, cởi bỏ những rào cản của xã hội phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

2.Trong suốt hơn 1000 năm, giai cấp phong kiến Châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki – tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế giai cấp tư sản đang lên coi giáo hội là một bước tiến cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và cải cách tổ chức giáo hội đó.

Ducanhdeptraibodoi
19 tháng 5 2019 lúc 15:04

Câu 1:
- Giai cấp tư sản mới hình thành, có thể lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.

- Giai cấp tư sản đại diện cho nền sản xuất tiến bộ, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Vì thế, để giải quyết mâu thuẫn về kinh tế với địa vị xã hội của giai cấp mình, họ đã đứng lên đấu tranh chống chế độ phong kiến để giành lại địa vị xã hội cho tương xứng.

Câu 2:

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh củađ ạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đời thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó

Hoàng Đình Bảo
19 tháng 5 2019 lúc 15:47

Câu 1:

- Giai cấp tư sản mới được hình thành có thế lực về kinh tế nhưng lại không có quyền lợi về chính trị.

- Chế độ phong kiến, giáo hội bảo thủ, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của xã hội.

=> Giai cấp tư sản đã đứng lên chống lại giai cấp quý tộc phong kiến, để giành lấy địa vị chính trị tương xứng với tiềm lực kinh tế của mình, cởi bỏ những rào cản của xã hội phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 2:

-Nguyên nhân: +Sự thống trị về tư tưởng,giáo lý của chế độ phong kiến là lực cản đối với giai cấp tư sản

+Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân

-Nội dung:+Cải cánh của M.Lu-Thơ(Đức)và Can-Vanh(Thủy Sĩ)

+Kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại cảu Giáo Hoàng

+Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội

+Đòi bãi bỏ những thủ tục,lễ nghi phiền toái

=>Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy

- Hệ quả:Đạo Ki-tô đãbị phân chia thành hai phái

+Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ

+Tân giáo là tôn giáo cải cách


Tuệ An
20 tháng 5 2019 lúc 13:06

Câu 1:

- Giai cấp tư sản mới được hình thành có thế lực về kinh tế nhưng lại không có quyền lợi về chính trị.

- Chế độ phong kiến, giáo hội bảo thủ, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của xã hội.

⟹ Giai cấp tư sản đã đứng lên chống lại giai cấp quý tộc phong kiến, để giành lấy địa vị chính trị tương xứng với tiềm lực kinh tế của mình, cởi bỏ những rào cản của xã hội phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 2:

- Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

- Vì vậy, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện.





Trần Thị Minh Hằng
21 tháng 5 2019 lúc 20:51

Giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến vì

Giai cấp tư sản đại diện cho phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiên tiến hơn so với phương thức sản xuất phong kiến tạo nên sự đối lập với phương thức sản xuất phong kiến.

Giai cấp tư sản có quyền lợi về kinh tế, tuy nhiên không có quyền lợi về chính trị, trong khi quyền lợi của giai cấp phong kiến bị ảnh hưởng, giai cấp phong kiến tìm cách kìm hãm giai cấp tư sản, từ đó giai cấp tư sản chống phong kiến, vừa xác lập địa vị chính trị, vừa bảo vệ và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Vì sao có phong trào cải cách tôn giáo

Ki tô giáo thời kỳ đầu là tôn giáo của người nghèo trong xã hội, người bị áp bức như nông dân, nô lệ. Sau khi chế độ phong kiến xác lập ở châu Âu, chính quyền phong kiến sử dụng kito giáo là công cụ thống trị, đưa con người vào cái mê tín, ràng buộc họ, buộc họ phục vụ cho sự thống trị của phong kiến.

Đến thời kỳ phục hưng, phong trào cải cách tôn giáo nổ ra nhằm trở về với những giá trị ban đầu, công bằng, bình đẳng chống lại những giáo lý hiện tại, thần quyền, phong kiến, u mê, qua đó giải thoát quần chúng khỏi sự ràng buộc với thần quyền phong kiến, đứng về phe tư sản

Titania Angela
5 tháng 6 2019 lúc 8:44

Câu 1:Vì giai cấp tư sản là giai cấp có nhiều tiền bạc, của cải, tư liệu sản xuất, nhân công nhưng không có quyền lực chính trị... Vì vậy họ bị giai cấp quý tộc phong kiến chèn ép, kìm hãm sự phát triển nên họ buộc phải đứng lên đấu tranh. Hơn nữa, trong những cuộc cách mạng tư sản, họ chính là giai cấp lãnh đạo nông dân và công dân nổi dậy lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu không có sự tối tân, hiện đại của máy móc.

Câu 2: Trong suốt hơn 1000 năm, giai cấp phong kiến Châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki – tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế giai cấp tư sản đang lên coi giáo hội là một bước tiến cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và cải cách tổ chức giáo hội đó.


Các câu hỏi tương tự
Miko
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Luna_FAN_O.P
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
châu lai huỳnh
Xem chi tiết
Hăng Trân
Xem chi tiết
Hà Thị Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Ly Bùi
Xem chi tiết
Hiệp Nguyễn
Xem chi tiết