1. Vì sao đọng vật nước ta đa dạng và phong phú?
2. Chúng ta phải làm gì để động vật mãi mãi phong phú?
3. vì sao chim cánh cụt sống được ở Nam Cực?
4. Thực vật và động vật khác, giống nhau ở những điểm nào?
5. Động vật được xếp bao nhiêu ngành? Hãy kể tên.
6. Vai trò của động vật?
7. Cấu tạo trong, ngoài của trùng roi? Tập đoàn trùng roi là gì?
8. Nêu các bước sinh sản của trùng roi?
9. Nêu cấu tạo của trùng biến hình và trùng giày?
10. Trung biến hình và trùng giày sinh sản, dinh dưỡng như thế nào?
11. Tác hại của trùng kiết lị và trùng sốt rét?
12. Muỗi anophen và muỗi thường khác nhau ntn?
13. Nói thêm về muỗi anophen! (Câu hỏi ngoài nha!!!)
14. Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau ntn?
1. Động vật nước ta rất đa dạng và phong phú, do vị trí địa lí của Việt Nam khá đặc biệt, nằm ở gần trung tâm Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới thích hợp với nhiều sinh vật
2.Để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú, chúng ta phải luôn luôn có ý thức bảo vệ động vật, chăm sóc và nuôi dưỡng những động vật có ích. Trong quá trình học tập, lao động, chúng ta phải bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp (không gây ô nhiễm. không có hành động làm tốn hại môi trường, ) tạo điều kiện cho động vật sinh sống và phát triển.
3. Cơ thể chim cánh cụt, trải qua quá trình tiến hóa trở nên rất thích nghi với khí hậu lạnh.
Dưới lớp da chim cánh cụt là một lớp mỡ khá dày bao bọc, đây là điều quan trọng nhất giúp nó chịu lạnh.
Thứ 2, chim có một lớp lôn rất mịn, chống thám nước tốt. Nhờ vậy chim có thể lặn xuống nước mà nước không ngấm vào da được. Hơn nữa, lớp lông mịn này là tồn tại một lớp không khí mỏng giữa da và lông. Lớp khí này có tác dụng chống lạnh rất tốt nhất là kghi xuống nước.
Nói chung loài chim cánh cụt nào có kích thước lớn hơn thì cũng có khả năng giữ nhiệt tốt hơn, và vì thế sinh sống trong khu vực lạnh hơn, trong khi các loài chim cánh cụt nhỏ chủ yếu tìm thấy trong khu vực có khí hậu ôn đới hay thậm chí là nhiệt đới.
4.
Giống nhau: - Đều cấu tạo từ tế bào - Đều lớn lên và sinh sản Khác nhau: - Động vật không có thành Xenlulozo tế bào - Động vật không lấy chất hữu cơ để nuôi cơ thể - Động vật có thể di chuyển được, có hệ thần kinh và giác quan. 5.Các ngành động vât:-ngành động vật nguyên sinh
-ngành ruột khoang
-ngành giun dẹp
-ngành giun tròn
-ngành giun đốt
-ngành thân mềm
-ngành chân khớp(lớp giáp xác,lớp hình nhện,lớp sâu bọ...)
-ngành động vật có xương sống(lớp cá,lớp lưỡng cư,lớp bò sat lớp chim,lớp thú...) 6. Cung cấp nguyên liệu cho con người: heo, gà, vịt, trâu, bò,... - Dùng làm thí nghiệm: khỉ, chuột bạch, ếch, khỉ,... - Dùng trong việc giải trí, du lịch, giữ nhà,...: ***, ngựa, voi, khỉ,... - Truyền bệnh sang người: ruồi, muỗi, rận,... 7.
Cơ thê trùng roi xanh là một tế bào có kích thước hiến vi (= 0,05mm). Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyến.
Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục (khoảng 20 hạt), các hạt dự trừ (nhỏ hơn) và điểm mắt (cạnh gốc roi). Dưới điểm mắt có không bào co bóp. Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết anh sáng
Tập đoàn trùng roi gồm nhiều TB có roi hợp thành8.
Bước 1: Tế bào tích luỹ cho các chất để chuẩn bị cho quá trình sinh đôi.
Bước 2: Nhân phân đôi , Roi phân đôi
Bước 3: Chất nguyên sinh và các bào quan phân đôi (điểm mắt, không bào co bóp, hạt diệp lục)
Bước 4: Tế bào bắt đầu tách đôi
Bước 5: Tế bào tiếp tục tách đôi
Bước 6: Hai tế bào con được hình thành
9.Trùng biến hình được coi như một cơ thể đơn bào đơn giàn nhất. Cơ thể chúng gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân
Phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm : nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có 1 không bào co bóp hình hoa thị, ở vị trí cố định. Chồ lõm của cơ rãnh miệng, cuối rãnh miện? có lỗ miệng và hầu
10.Khi gặp điểu kiện thuận lợi (về thức ăn, nhiệt độ...), trùng biến hình sinh sản theo hình thức phân đôi.
Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
- Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ...).
- Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
- Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.
Thức ăn được tiêu hoá trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào.
- trao đổi khí (lấy ôxi, thải co?) thực hiện qua bề mặt cơ thê. Nước thừa được tập trung về một chồ gọi là không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài. Chất thải được loại ra ờ vị trí bất kì trên cơ thể.
Ngoài hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang. trùng giày còn có hình thức sinh sàn hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp.Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ...) được lông dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu
vo thành viên trong không bào tiêu hoả. Sau đó bào tiêu hoá rời hầu di chuyển trong cơ thể nột quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hoá biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.
Chất bã được thải ra ngoài qua lồ thoát ở thành cơ thể
11.Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe con người?
- Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.
Trùng sốt rét ảnh hưởng: làm tiêu hao hồng cầu, khiến con người thiếu máu, suy nhược nhanh.
12.* Muỗi Anophen: Thường sinh sản tại các vùng nước ngọt, bụng của chúng nhọn, Chiều dài của muỗi bằng chiều dài của vòi, trên cánh muỗi có các vẩy đen trắng, khi đốt muỗi đậu chếch một góc 50 – 90 độ so với giá thể. Muỗi Anophen có khoảng 460 loài trong đó có 60 loài gây ra bệnh sốt rét. Muỗi Anophen hoạt động từ khi mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc và muỗi sốt rét thường đậu lại trong nhà vài giờ sau khi đốt người. Sau đó nó bay ra nơi nghỉ ngoài nhà, đậu ở các bụi cây, khe kẽ, hoặc các hốc dưới gầm cầu.
Mình giải được nhiêu thôi! Cậu học tốt nha baby.