Bài 30. Tổng kết

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lan Trịnh Thị

1/ vì sao chúa trịnh và nguyễn ngăn cấm đạo thiên chúa ?

2/ vua quang trung đại phá quân thanh như thế nào ?

3/ nhà nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào ?

4/ chính sách ngoại giao của nhà nguyễn ảnh hưởng như thế nào đến đất nước ?

~*~Han Min Hee~*~
19 tháng 4 2019 lúc 22:40

1. Vì sao chúa Trịnh và Nguyễn ngăn cấm đạo thiên chúa?

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúa Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa, nhưng chủ yếu vẫn là việc đạo Thiên Chúa có 1 số điểm không phù hợp với phong tục của nước ta:
+ Đạo Thiên Chúa cho rằng con người là do Chúa chứ không phải do cha mẹ sinh ra, đồng thời cũng không đề cao việc thờ cúng tổ tiên, cha mẹ.
+ Người theo đạo Thiên Chúa luôn coi Chúa là đấng chí tôn, là người có quyền lực cao nhất mà đại diện là nhà thờ, cha xứ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự cai trị của giai cấp thống trị nói chung và nhà vua nói riêng.
+ Hơn thế nữa, vào thời nhà Nguyễn thì nhân dân vùng Đông Nam Á coi người Pháp là bọn man di, xâm lược, cho nên việc để một tôn giáo của người Pháp xâm nhập vào hệ thống tư tưởng của nhân dân là điều không thể.
+ Cũng có thể chúa Nguyễn đã thấy được nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc đến nước ta cho nên ngăn chặn các giáo sĩ vào nước ta, đề phòng việc các giáo sĩ đó là nội gián, tìm hiểu tình hình nước ta để làm cơ sở tấn công sau này.

~*~Han Min Hee~*~
19 tháng 4 2019 lúc 22:41

2. Vua Quang Trung đại phá quân Thanh như thế nào?

Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12 - 1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An).
Tới Thanh Hoá, Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ. Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Ra đến Tam Điệp, Quang Trung khen ngợi kế hoạch tạm rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm và các tướng.
Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố : "Nay hãy ăn Tết Nguyên Đán trước, đến sang xuân, ngày mồng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy nhớ lời ta xem có đúng thế không ?"


Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo :
- Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long.
- Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.
- Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.
- Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.
Đêm 30 tết (âm lịch), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.
Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn luv được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dầy đặc.
Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. "Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết..., thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại" (Hoàng Lê nhất thống chí).
Khi đạo quân của Quang Trung đang đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đỏ đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Được nhân dân địa phương giúp sức, quân ta giáp chiến, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Tướng giặc là sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
Nghe tin đại bại, Tôn Sr Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
Trưa mồng 5 Tết KỈ Dậu, vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen khói thuốc súng, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng reo hò :
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...

~*~Han Min Hee~*~
19 tháng 4 2019 lúc 22:41

3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?

Sau khi chiếm được Quy Nhơn (tháng 6 - 1801), Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toàn phải chạy ra Bắc Hà. Khoảng giữa năm 1802, Nguyên Ánh huy động nhiều cánh quân thuỷ - bộ đồng thời tiến ra Bắc. Quân của Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản vượt sông Nhị chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Anh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế. Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là luật Gia Long - niên hiệu của Nguyễn Ánh).
Các năm 1831 -1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ.
Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Mau để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với cá. địa phương.


Về quan hệ ngoại giao, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị việc xâm lược nước ta.

~*~Han Min Hee~*~
19 tháng 4 2019 lúc 22:41

4. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn ảnh hưởng ntn đến đất nước?

- Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào, Chân Lạp phải thần phục, song quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.

- Hạn chế: Trước sự nhòm ngó của các nước phương Tây, nhà Nguyễn chủ trương “đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với họ. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến tụt hậu và trì trệ.

Lê Ngọc Ánh
12 tháng 4 2019 lúc 21:10

1,Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúa Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa, nhưng chủ yếu vẫn là việc đạo Thiên Chúa có 1 số điểm không phù hợp với phong tục của nước ta.
Đạo Thiên Chúa cho rằng con người là do Chúa chứ không phải do cha mẹ sinh ra, đồng thời cũng không đề cao việc thờ cúng tổ tiên, cha mẹ.
Người theo đạo Thiên Chúa luôn coi Chúa là đấng chí tôn, là người có quyền lực cao nhất mà đại diện là nhà thờ, cha xứ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự cai trị của giai cấp thống trị nói chung và nhà vua nói riêng.
Hơn thế nữa, vào thời nhà Nguyễn thì nhân dân vùng Đông Nam Á coi người Pháp là bọn man di, xâm lược, cho nên việc để một tôn giáo của người Pháp xâm nhập vào hệ thống tư tưởng của nhân dân là điều không thể.
Cũng có thể chúa Nguyễn đã thấy được nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc đến nước ta cho nên ngăn chặn các giáo sĩ vào nước ta, đề phòng việc các giáo sĩ đó là nội gián, tìm hiểu tình hình nước ta để làm cơ sở tấn công sau này.

Lê Ngọc Ánh
12 tháng 4 2019 lúc 21:23

2,

-Nhận được tin quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế , lấy niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc.

-Trên đường đi, ông đã tuyển quân, mở tiệc khao quân:

-Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến quân ra Bắc:
+Đêm 30 Tết tiêu diệt đồn Gián Khẩu

+Đêm mồng 3 Tết tiêu diệt đồn Hà Hồi

+Mùng 5 Tết tiêu diệt đồn Ngọc Hồi

-Sầm Nghi Đống tự tử, Lê Chiêu Thống và Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy.

3,

-Năm 1792, Quang Trung mất , nội bộ Tây Sơn chia rẽ

-Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại triều đình Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn , lấy hiệu là Gia Long, đóng đo ở Phú Xuân

-Về hành chính:Xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền, chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc

-Về luật pháp: năm 1815 ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long)

-Về quân đội: có nhiều binh chủng, cho xây dựng trạm ngựa từ Bắc vào Nam để chuyển tin tức

-Về ngoại giao: thần phục nhà Thanh, đóng cửa, ko tiếp xúc với phương Tây

4.

- Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào, Chân Lạp phải thần phục, song quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.

- Hạn chế: Trước sự nhòm ngó của các nước phương Tây, nhà Nguyễn chủ trương “đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với họ. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến tụt hậu và trì trệ.



~*~Han Min Hee~*~
19 tháng 4 2019 lúc 22:42

Chúc bạn học tốthaha


Các câu hỏi tương tự
Đặng Trúc Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Lan Trịnh Thị
Xem chi tiết
Võ Thị Phương Trà
Xem chi tiết
Gia hân
Xem chi tiết
Ngyễn Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Ngân Anh
Xem chi tiết
Wanna.B Linah
Xem chi tiết
trần xuân hoàng
Xem chi tiết