Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Học kì 2

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Nhật Ái

1. Trong quá trình chuẩn bị bài học ở nhà, qua thảo luận Bình và Lan đều cho rằng quốc hội và chính phủ là 2 cơ quan giống nhau. Nhưng khi giải thích nguyên nhân vì sao thì lại có sự khác nhau:

Bình: Vì 2 cơ quan này đều là cơ quan ở trung ương.

Lan: Vì 2 cơ quan này đều có quyền lực cao nhất.

Em có đồng ý với cách lí giải của 2 bạn hay không? Vì sao?

Phương Dung
13 tháng 5 2017 lúc 8:04

Quốc hội và Chính phủ tuy cùng là cơ quan nhà nước ở trung ương nhưng là hai loại cơ quan khác nhau : Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, còn Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta.

Phương Dung
13 tháng 5 2017 lúc 8:06

Bổ sung:Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội

Thảo Phương
13 tháng 5 2017 lúc 10:17

Em đồng ý với ý kiến trên vì:

chế độ dân chủ bao gồm bốn yếu tố chính:

Một hệ thống chính trị cho việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng. Sự tham gia tích cực của công dân, trong chính trị và đời sống dân sự. Bảo vệ quyền con người của mọi công dân. Một nguyên tắc của pháp luật, trong đó các luật và thủ tục áp dụng chung cho tất cả các công dân.
Phan Lam Nhi
14 tháng 5 2017 lúc 16:51

Em không đồng ý với ý kiến trên vì:

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nươc cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ và quyền hạn:

Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đỏi luật;

Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế-xã hội của đất nước;

Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, có nhiệm vụ và quyền hạn:

Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Phan Lam Nhi
16 tháng 5 2017 lúc 20:39

Em không đồng ý với ý kiến trên vì:

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Quốc hội đều khác nhau.

Trần Nhật Ái
12 tháng 5 2017 lúc 22:09

Thảo PhươngĐỗ Hương GiangNguyễn Trần Thành ĐạtLinh PhươngNguyễn Phương ThảoTuấn Anh Phan NguyễnĐức MinhTRINH MINH ANHVõ Đông Anh Tuấn.......Phương Dung

Giúp mình với, sắp thi rồi

Đây là đề cương ôn tập, thi mà có cái này chắc chết ==' Hixhix

Hiển Nguyễn Ngọc
27 tháng 4 2022 lúc 13:45

Em không đồng ý với ý kiến của các bạn vì:

+ Quốc hội là là cơ quan lập pháp của một quốc gia. Quốc hội được người dân bầu cử và có nhiệm vụ thông qua hiến pháp và các bộ luật và thường được thiết kế theo hình thức Nghị viện.

+ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.


Các câu hỏi tương tự
Trịnh Diệu Linh
Xem chi tiết
Khánhh Maii
Xem chi tiết
ng thành
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Tường Vy
Xem chi tiết
Quách Khả Ái
Xem chi tiết
Trịnh Kim Ngân
Xem chi tiết
Skin No
Xem chi tiết