Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Hồng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thảo Phương

1/ Trình bày về trung tâm công nghiệp Hà Hội( Nêu theo các ý chính dưới)

- Quy mô:?

-Cơ cấu ngành:?

-Tỉ trọng giá trị sản xuất:?

-Các ngành công nghiệp:?

2/Vì sao Hà Nội trở thành 1 trong 2 đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta(Nêu theo các ý chính dưới)

-Vị trí vai trò

-Tập trung các loại hình giao thông nào?

- Xuất phát hoặc Đi qua các tuyến giao thông huyết mạch nào ?

-cơ sở vâtj chất cơ sở hạ tầng như nào?

3/ Vì sao Hà Nội lại trở thành 1 trong 2 trung tâm du lịch lớn nhất nước ta?

Diệp Vi
24 tháng 7 2019 lúc 9:13

3> Hà Nội trở thành trung tâm du lịch lớn nhất cả nước vì những lí do sau:
a. Vị trí địa lí:
- Là thủ đô của nước ta
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
- Là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước
b. Tài nguyên du lịch của Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú, đa dạng:
- Tại Hà Nội:
+ Tài nguyên du lịch nhân văn:( các lễ hội, làng nghề, các di tích lịch sử...)
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: ( kể tên các thắng cảnh..)
- Vùng phụ cận Hà Nội có nhiều điểm du lịch hấp dẫn:
+ Theo quốc lộ 1: Vườn quốc gia Cúc Phương, Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động
+ Theo quốc lộ 2: Hồ Đại Lãnh, Tam Đảo, Đền Hùng
+ Theo quốc lộ 3: Hồ Núi Cốc, Hồ Ba Bể
+ Theo quốc lộ 5 và 18: Hải Phòng, Vịnh Hạ Long
c. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật vào loại tốt nhất cả nước
d. Các nguyên nhân khác ( chính sách cuả thành phố, vốn đầu tư....)

Diệp Vi
24 tháng 7 2019 lúc 9:11

1> - Về vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội là trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Băc và nằm trong tam giác tăng trưởng phía Bắc.

- Quy mô: lớn

-Cơ cấu ngành: đa dạng.

Diệp Vi
24 tháng 7 2019 lúc 9:12

2>

a) Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội

- Vị trí : ở trung tâm vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động

- Vai trò : Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của cả nước

b) Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải : Đường bộ (đường ôtô) , đường sắt, đường sông, đường hàng không

c) Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch : Từ Hà Nội các tuyến tỏa đi các vùng của đất nước và quốc tế

* Đường ôtô :

- Đường số 1 dài 2300 km từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước. Đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta, có ý nghĩa quan trọng tương đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Đường số 2 : Chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đến cửa khẩu Thanh Thủy ( Hà Giang), nối thủ đô với các trung tâm công nghiệp Việt Trì - Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc

- Đường số 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng)

- Đường số 5 nối Hà Nội với Hải Phòng qua thành phố Hải Dương. Đây là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc

- Đường số 6, nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược với việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc

* Đường sắt :

- Đường sắt thống nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam, có ý nghĩa quan trọng lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước

- Đường sắt Hà Nội - Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Báo và nối với cửa khẩu sang Trung Quốc

- Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng

- Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối nước ta với Trung Quốc

- Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên

* Đường hàng không

- Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước : tp Hồ Chí Minh, Điện Biên, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...

- Từ Hà Nội cũng có các đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô của nhiều nước trên thế giới

* Đường sông

- Tuy đường sông ở Hà Nội không phát triển bằng các loại hình vận tải khác nhưng từ Hà Nội có thể đi đến nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ hệ thống sông Hồng cùng với các phụ lưu và chi lưu của nó

d) Tập trung cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành giao thông vận tải

- Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải

- Nổi bật là sân bay quốc yế Nội Bài, một trong các sân bay quốc tế lớn của nước ta

Minh Nhân
24 tháng 7 2019 lúc 9:45

Bài 1 :

Hà Nội : Quy mô rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng; Cơ khí, sản xuất oto, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen

Bài 2: Hà Nội trở thành 1 trong 2 đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta vì :

- Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ba đỉnh tam giác tăng trưởng kinh tế.

- Khá đa dạng gồm một số ngành truyề thống; các ngành chuyên môn hóa luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, hóa chất, …

- Là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với các vùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau TP.HCM

- Nằm gần cơ sở nguyên liệu, năng lượng của miền núi trung du phía Bắc, nguồn thủy năng trên hệ thống sông Hồng và có nguồn nguyên liệu nông - lâm - thủy sản khá dồi dào của vùng Đồng bằng sông Hồng

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước

Bài 3 :

Hà Nội là một trong hai trung tâm dịch vụ, du lịch lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta là bởi vì:

1. Sự thuận lợi về vị trí địa lí.
a. Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc.
- Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc.

b. Thủ đô, trung tâm lớn của cả nước.
- Là thủ đô nên có sức lôi cuốn du khách.
- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học – kĩ thuật lớn nhất trong cả nước.

c. Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía Bắc với đủ các loại hình (đường bộ, đường sắt, đường không, đường sông).

2. Sự phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch ở Hà Nội và phụ cận.
a. Tài nguyên du lịch nhân văn.
- Là thủ đô của nước ta từ năm 1010, Hà Nội tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hoá - kiến trúc - nghệ thuật. Mật độ di tích vào loại đứng đầu cả nước. Các di tích nổi tiếng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cổ Loa, đền chùa…
- Tập trung nhiều lễ hội, đặc biệt trong mùa xuân.
- Có nhiều làng nghề truyền thống, đặc sản nổi tiếng.
- Chùa Hương, hồ Đồng Mô - Ngải Sơn

b. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Hệ thống hồ ở Hà Nội (Hồ Tây, Hoàn Kiếm…).
- Có một số thắng cảnh…
- Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Tây cũ).

c. Có nhiều điểm du lịch đẹp, nổi tiếng ở phụ cận Hà Nội.
- Đại Lải, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đền Hùng (Phú Thọ).
- Núi Cốc (Thái Nguyên).
- Cúc Phương, Hoa Lư, Bính Động (Ninh Bình)
- Hải Phòng, Hạ Long.

3. Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật vào loại tốt nhất.
a. Cơ sở hạ tầng.
- Mạng lưới giao thông với sân bay quốc tế Nội Bài.
- Hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước đảm bảo.

b. Cơ sở vật chất, kĩ thuật.
- Cơ sở lưu trú (khách sạn, từ 1 sao đến 5 sao..).
- Nhiều công ty lữ hành và chi nhành, liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vịec du lịch - dịch vụ, nhiều hãng taxi với rất nhiều xe.

c. Nguồn lao động.
- Nguồn lao động đông, dồi dào.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao.

4. Các nguyên nhân khác.
- Chủ trương đối với ngành du lịch của thành phổ
- Thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
- Các nguyên nhân khác.


Các câu hỏi tương tự
Ngânn Kim
Xem chi tiết
nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Phạm Trần Nhật Minh
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Thu
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Phạm Linh Anh
Xem chi tiết
Park Thọt Khe
Xem chi tiết
huong nguyen thi
Xem chi tiết