Sinh học 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hương Vũ

1. trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu có vai trò làm giảm trọng lượng cơ thể phù hợp vs chức năng

2. S2 đặc điểm đời sống và sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài vs ếch đồng?

3. Chứng minh thú là lớp đv tiến hóa nhất về tổ chức cơ thể.

4. Nêu những đặc điểm ngoài của ếch thích nghi vs đời sống ở cạn, sự thích nghi đó có ý nghĩa gì?

5. S2 hệ tuần hoàn của thằn lằn với ếch có gì giống và khác

6. Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp thú

7. nêu ưu điểm của sự thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh?

8. nêu cấu tạo hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của lớp chim thích nghi với đời sống bay lượn?

9. hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lấn trốn kẻ thù?

10. tại sao mt nhiệt đới gio mùa lại có độ đa dạng sinh học

11. hệ tiêu hóa của thr có cấu tạo ntn để thích nghi vs đời sống ăn thực vật?

12. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi vs mt sống

13. trình bày cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi vs đời sống hoàn toàn ở cạn

14. TB đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay? Dơi ăn sâu bọ có đặc điểm thích nghi ntn?

Võ Hà Kiều My
24 tháng 4 2017 lúc 13:12

12.

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Võ Hà Kiều My
24 tháng 4 2017 lúc 13:03

1.Hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phổi. Hệ tuần hoàn cơ tim 4 ngăn máu không bị pha trộn , phù hợp với trao đổi chất mạch ở chim . Hệ bài tiết không có bóng đái , làm cơ thể chim nhẹ .Chim mái có buồng trứng trái và ống dẫn trứng trái phát triển .Não chim phát triển do liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp.

Võ Hà Kiều My
24 tháng 4 2017 lúc 13:04

3.

- Tim gồm 4 ngăn (hai tâm thất, hai tâm nhĩ) máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, phổi có nhiều túi khí. - Răng phân hóa (răng cưa, răng nanh và răng hàm). - Thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ - Bộ não phát triển.
Võ Hà Kiều My
24 tháng 4 2017 lúc 13:07

5. Giống:

- Tim đều có 3 ngăn.

- Máu đi nuôi cơ thể đều là máu pha.

Khác:

- Thằn lằn: tim 3 ngăn nhưng tâm thất có vách ngăn hụt, máu pha ít.

Võ Hà Kiều My
24 tháng 4 2017 lúc 13:07

6. Lớp thú:
+ Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

+ Vai trò:
_ Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm co hại
_ Các biện pháp bảo vệ môi trường sống:
+ Bảo vệ các động vật hoang dã
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật
+ Tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế.

Võ Hà Kiều My
24 tháng 4 2017 lúc 13:08

7. _ Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
_ Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển.
_ Con được nuôi bằng sữa mẹ, không phụ thuộc vào lượng thức ăn tự nhiên.

Võ Hà Kiều My
24 tháng 4 2017 lúc 13:09

9. -Bộ lông đc phủ bằng lông mao dày xốp --> lông mao che chở và giữ nhiệt cho cơ thể
- Chi trước ngắn có vuốt sắt --> dùng để đào hang
- Chi sau dài , khỏe bật nhảy xa giúp thỏ chạy
- Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén --> giúp thỏ thăm dò thức ăn và môi trường
- Tai rất thính vành dài lớn cử động được -->định hướng âm thanh phát hiện xớm mọi kẻ thù
- Mắt có mi cử động có lông mi --> bảo vệ mắt.

Võ Hà Kiều My
24 tháng 4 2017 lúc 13:10

10. Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sông của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo diều kiện cho các loài động vật ô nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những diều kiện sống rất đa dạng của môi trường.
Ví dụ, về sự chuyên hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng, ở đồng bằng Bắc Bộ: có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn chuột, hoặc chủ yếu ăn ếch nhái hay ăn sâu bọ. Có loài bắt chuột về ban ngày (bắt trong hang), có loài về ban đêm (bắt ở ngoài hang)... Do vậy, trên cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sống bên cạnh nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh với nhau, làm cho số lượng loài động vật ở nơi đó tăng lên rõ rệt.

Võ Hà Kiều My
24 tháng 4 2017 lúc 13:13

13. - Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.
- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn.
- Thằn lằn là động vật biến nhiệt.
- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu.
- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.

Võ Hà Kiều My
24 tháng 4 2017 lúc 13:17

14. - Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và đuôi.
- Đuôi ngắn, thân ngắn và hẹp. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể.
Đặc điểm thích nghi của dơi ăn sâu bọ: bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ.


Các câu hỏi tương tự
Hương Vũ
Xem chi tiết
Tsukino Usagi
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Anh
Xem chi tiết
Đồng Hồ Cát 3779
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết
Ngân Hoàng Xuân
Xem chi tiết
Lãng Tử Hào Hoa
Xem chi tiết
nguyentrongquan123
Xem chi tiết
Nga Nguyễn
Xem chi tiết