Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Phương Thảo

1. Trình bày đặc điểm phát triển nông nghiệp, công nghiệp Châu Á.

2. Đặc điểm và vai trò vị trí của Châu Á.​

3. Đặc điểm kinh tế - chính trị của Châu Á.

4. Trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, đặc điểm kinh tế Của Nam Á.

Lê Phương Thảo
16 tháng 12 2017 lúc 20:52

Ở câu 2, 3 là Tây Nam Á chứ không phải là châu Á đâu nha hihi

O=C=O
16 tháng 12 2017 lúc 21:22

1. Trình bày đặc điểm phát triển nông nghiệp, công nghiệp Châu Á.

TL: a)Nông nghiệp

- Phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đồng đều, hai khu vực có cây trồng và vật nuôi khác nhau.

+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây trồng : lúa mì, bông; vật nuôi : trâu, bò, lợn

+ Khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa: khí hậu lục địa, cây trồng: lúa mì, bông; vật nuôi: trâu, bò, cừu

- Thành tựu đạt được trong sản xuất lương thực:

+ Châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới.

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhất và nhì trên thế giới

b) Công nghiệp

- Sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á rất đa dạng nhưng phát triển không đều giữa các quốc gia:

+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu

+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử,... phát triển mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước

2. Đặc điểm và vai trò vị trí của Tây Nam Á.​

TL: Tây Nam Á:

- nằm trong khoảng từ 8 độ bắc đến 42 độ bắc

- tiếp giáp với khu vực Trung Á và Nam Á

- tiếp giáp với châu Phi

- tiếp giáp với các biển: biển đen, biển capxi, vịnh Péc- xích, biển Arap, biển đỏ và biển Địa Trung Hải

- Đặc điểm vị trí địa lí:

+ Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới, được bao bọc bởi một số biển và vịnh biển

+ Vị trí Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu và Phi

3. Đặc điểm kinh tế - chính trị của Châu Á.

TL:

Kinh tế:

-Sau chiến tranh thế giới thứ 2: nền kinh tế ở các nước Đông Á đều cạn kiệt => đời sống người dân rất cơ cực

- Ngày nay : kinh tế các nước và vùng lãnh thồ ở Đông Á có đặc điểm:

+ phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao

+ Từ quá trình sản xuất để thay thế nhập khẩu trờ thành sản xuất để xuất khẩu

Chính trị: ổn định => đời sống người dân được nâng cao và phát triển

4.Trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, đặc điểm kinh tế Của Nam Á.

TL: Đặc điểm tự nhiên:

- Địa hình: có nhìu núi và sơn nguyên

+ Phía Đông - Bắc và Tây - Nam có nhìu núi cao và sơn nguyên đồ sộ, chiếm phần lớn diện tích.

+ Phần trung tâm là đồng = Lưỡng Hà màu mỡ

- Khí hậu: nóng và khô ( đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới)

- Sông ngòi: kém phát triển, thưa thớt. Có 2 con sông chính là sông ti- grơ và Ơ- phrat.

_ Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

- Tài nguyên: dầu mỏ quan trọng nhất và có trữ lượng nhìu nhất. A- rập Xê- út, I- ran, I- rắc, Cô- oét là các nước có nhìu dầu mỏ nhất.

Đặc điểm dân cư: có khoảng 286 triệu người, phần lớn là người a- rập, theo đạo Hồi. Sống tập trung nhìu nhất ở ven biển và đồng =

Đặc điểm kinh tế:

- Phát triển công nghiệp và thương mại, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ

- Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới

Sói Hunter
9 tháng 12 2019 lúc 21:35

1

nông nghiệp

Cây lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á:

+ chiếm 93% sản lượng lúa gạo của toàn thế giới.

+ Phân bố: ở các đồng bằng phù sa màu mỡ.

+ Một số nước có sản lượng lúa gạo lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam,…

- Một số cây lương thực khác: lúa mì (chiếm 39% sản lượng lúa mì của thế giới), ngô,… được trồng vùng địa hình cao và có khí hậu khô.

- Ngành chăn nuôi của châu Á cũng phát triển đa dạng: Trâu, bò,lợn, ngựa, cừu, dê, gà, vịt,…

công nghiệp

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở các nước tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu: khai thác than, khai thác dầu mỏ,…

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử,…phát triển mạnh ở các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,..

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ơ hầu hết các nước.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Tú Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Nguyên Tăng
Xem chi tiết
cấn thị thu hiền
Xem chi tiết
Trương Duệ
Xem chi tiết
zuzy2702
Xem chi tiết
Hương Giang
Xem chi tiết
Dat Nguyen
Xem chi tiết
hoang thi Cha
Xem chi tiết
Phạm Diệp
Xem chi tiết
Hợp Lê
Xem chi tiết