1.
Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên các vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp, vé mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh và khô. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9. có gió mùa tây nam nóng và ẩm từ Ấn Độ Dương đến mang theo mưa cho khu vực Nam Á. Nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. Trên các vùng núi cao, nhất là Hi-ma-lay-a, điều kiện khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa rất phức tạp. Trên các sườn phía nam, phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Càng lên cao khi hậu càng mát dần. Từ độ cao 4500m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. Ở sườn phía bắc có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm. Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hàng năm từ 200 - 500mm. Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.
Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.
Nam Á có nhiều cảnh quan : rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
- có mật độ dân số cao nhất châu Á, dân số đông
- dân cư phân bố không đồng đều
- dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, những vùng có mưa lớn
- Ấn Độ là nước thuộc Nam Á la nơi có số dân đông thứ 2 TG
- dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo
3.Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ân Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.
Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị quan trọng, đây là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn và cũng là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Đông Nam Á gồm hai bộ phận : Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.
Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam hoặc hướng bắc - nam, nhiều nơi núi lan ra sát biển. Giữa các dây núi là các thung lũng rộng : ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ của những con sông lớn như sông Mê Công thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đặc biệt là việc gieo trồng lúa nước.
Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy vậy, một phần lãnh thổ Bắc Mi-an-ma, Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh.
Đông Nam Á biển đảo là một trong những khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới, bao gồm nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn, nhỏ.
Đông Nam Á biển đảo ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa. Núi thường có độ cao dưới 3000 m. Đồng bằng lớn chỉ tập trung ở các đảo Ca-li-man-tan. Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê... ; các đồng bằng này có đất đai màu mỡ vì là đất phù sa có thêm các khoáng chất từ dung nham của núi lửa được phong hóa.
Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu : khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo
1.
* Khí hậu
- Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình - Khu vực mưa nhiều nhất thế giới.
- Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều.
- Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
* Sông ngòi và cảnh quan tự nhiên:
- Nam Á có nhiều sông lớn: Sông Ấn; Sông Hằng; Sông Bramapút... - Các cảnh quan tự nhiên chính: Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Ảnh hưởng của dãy hi-ma-lay-a:
Dãy hi-ma-lay-a được mệnh danh là hàng ráo khí hậu khu vực Nam Á vì là dãy rất đồ sộ, kéo dài và cao bậc nhất thế giới, là ranh giới khí hậu giữa Trung Á và Nam Á. Đó là bức tường ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào làm mưa trút hết ở sườn nam( trung bình 2000-3000mm/năm), trong khi đó sườn phía bắc của dãy Himalaya rất khô hạn, lượng mưa thấp hình thành nhiều hoang mạc( lượng mưa trung bình dưới 100mm/năm).
2.
Dân cư:
Châu Á có số dân đông nhất, chiếm gần 61% dân số thế giới (trong khi diện tích châu Á chỉ chiếm 23,4 % của thế giới). * Tốc độ gia tăng dân số:
- Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất (2,4%), giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng nhanh, gấp 3,8 lần.
- Tỉ lệ gia tăng dân số châu Á khá cao và bằng mức gia tăng dân số thế giới với 1,3%, giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng nhanh liên tục, gấp 2,7 lần.
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới, chiếm gần 61% dân số thế giới
- Dân số tăng nhanh, mật độ dân cao và phân bố không đều.
- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, Môn-gô-lô-ít, Ôxtra-lô-ít
. - Các luồng di dân và việc mở rộng giao lưu đã dẫn đến sự hợp huyết giữa người thuộc các chủng tộc, các dân tộc trong mỗi quốc gia
Kinh tế :
-Sau chiến tranh thế giới lần II nền kinh tế các nước Châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, biểu hiện: xuất hiện cường quốc kinh tế Nhật Bản và một số nước công nghiệp mới (NIC).
Nhóm nước |
Đặc điểm phát triển kinh tế |
Tên nước – vùng phân bố |
Phát triển cao. |
Nền kinh tế - xã hội toàn diện |
Nhật Bản |
Công nghiệp mới. |
Mức độ công nghiệp hoá cao, nhanh. |
Xi- ga- po, Hàn Quốc |
Đang phát triển. |
Nông nghiệp phát triển chủ yếu. |
Việt Nam, Lào |
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. |
Công nghiệp phát triển nhanh, nông nghiệp có vai trò quan trọng. |
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan |
Trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao. |
Khai thác dầu khí xuất khẩu. |
Arập- Xêút, Bru- nây |
- Sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước và vùng lãnh thổ của châu Á không đều. Còn nhiều nước đang phát triển có thu nhập thấp, nhân dân còn nghèo khổ
3.
Vị trí địa lý:
từ 50oB-20oB
- Gồm hai bộ phận khác nhau đó là đất liền và hải đảo có đặc điểm tự nhiên khác nhau
- Phần đất liền bao gồm Trung Quốc, và bán đảo Triều Tiên; phần hải đảo gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam.
Đặc điểm tự nhiên:
* Địa hình và sông ngòi.
- Phần đất liền chiếm tới 83,7% diện tích lãnh thổ, điều kiện tự nhiên rất đa dạng. Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao,
hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa cầu tây Trung Quốc. Nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm, là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn. Các vùng đồi, núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
- Phần đất liền của khu vực Đông Á có 3 con sông lớn: A Mua, Hoàng Hà, Trường Giang. Các sông lớn bồi đắp lượng phù sa màu mỡ cho đồng bằng ven biển.
- Phần hải đảo nằm trong "vòng đai lửa Thái Bình Dương". Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây tai hoạ lớn cho nhân dân. Ở Nhật Bản, các núi cao phần lớn là núi lửa.
* Khí hậu và cảnh quan.
- Khí hậu cận nhiệt lục địa quanh năm khô - Cảnh quan thảo nguyên, hoang mạc.
- Phía đông phần đất liền và hải đảo một năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông gió mùa tây bắc rất lạnh và khô. Mùa hạ gió đông nam, mưa nhiều.
- Nhờ khí hậu ẩm, nửa phía đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và phần hải đảo có rừng bao phủ.
- Nửa phía tây phần đất liền do vị trí nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc