Bài 28. Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX

Nguyen Thuy Linh

1) Tìm hiểu về Nguyễn Công Trứ và việc thành lập các huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình),....

2) Tìm hiểu về Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đạt Trần
11 tháng 5 2017 lúc 20:38

1)Nguyễn Công Trứ con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ngay từ thuở còn hàn vi ông đã nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp:

Năm 1819, khi đã 41 tuổi, ông mới đỗ Giải nguyên ở trường thi hương trấn Nghệ An. Từ đây bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió của ông. Ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ quân sự, kinh tế tới thi ca.

Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,…

Năm Tự Đức thứ nhất 1847 ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên. Ông đúng là một vị quan văn - võ song toàn đã đóng góp nhiều công lao cho đất nước.

Tiền Hải là vùng đất trẻ, mới được bồi đắp. Lịch sử hình thành huyện Tiền Hải chỉ thực sự rõ nét từ thời nhà Nguyễn, khi Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ năm 1828 đưa dân đến khai hoang lấn biển lập nên các làng xã tại đây. Lúc đầu (năm 1828, 1832), Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (cũ), gồm 7 tổng, huyện lị đặt tại ấp Phong Lai. Tới năm 1891, nhập thêm hai tổng: Đại Hoàng (chuyển từ huyện Trực Định, tức huyện Kiến Xương ngày nay, sang) và Đông Thành (từ huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định), thành ra có 9 tổng và thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.

Nguyễn Công Trứ coi vùng đất mới Tiền Hải cùng với Kim Sơn (Ninh Bình) là những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu. Ngay ở tên gọi của 2 huyện này đã nói lên điều đó (Tiền Hải là biển bạc, Kim Sơn là rừng vàng - 2 khu vực ven biển này đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới).

Là vùng đất trẻ, Tiền Hải không có nhiều những di sản văn hóa lâu đời. Song, từng là đất thiêng của cuộc khởi nghĩa nông dân Phan Bá Vành; ngoài ra có các di tích như đình Nho Lâm, đình Tiểu Hoàng, đình Tô hay lễ hội làng Thanh Giám cũng là những tài nguyên du lịch quý giá trên vùng đất này.

2)Hơi gần với văn:

1. Nguồn gốc : viết Truyện Kiều , Nguyễn Du dựa vào cốt chuyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân ,1 t/g Trung Quốc sống ở xv . Từ 1 t/p xuôi , chữ Hán , viết theo kiểu tiểu thuyết chuyển hồi từ 1 câu chuyện tình bình thường, nghĩ đã bằng cảm hứng của mình , cảm hứng về xã hội và con người Việt Nam .Biến t/p ấy trở thành 1 " Thiên cổ tình thư '. Ban đầu ông đặt tên cho nó là " Đoạn Trường Tân Thanh " ( tạm dịch là Tiếng kêu đứt ruột hay tiếng nói mới về nỗi khổ đau ). Sau này người ta quen gọi là Truyện Kiều .
Tác phẩm dài 3254 câu thơ , viết theo thể lục bát có kết cấu 3 phần .


2. Giá trị nội dung :
a) Giá trị lớn nhất của truyện Kiều là giá trị nhân đạo . Giá trị ấy được biểu hiện ở 2 phương diện chính :
* Truyện Kiều là lời ca tình yêu tự do khát vọng công lý , ngợi ca vẻ đẹp , phẩm chất con người .

_ Viết Truyện Kiều , Nguyễn Du đã thể hiện ước mơ đẹp đẽ của mình về 1 tình yêu lứa đôi tự do , hồn nhiên , trong sáng mà nhất mực thủy chung.
Trong 1 xã hội mà quan niệm hôn nhân phong kiến còn đang hết sức khắc nghiệp , kìm hãm , trói buộc con người . Vì thế mồi tình Kim _ Kiều có thể xem như 1 bài ca tuyệt đẹp , 1 bản tình ca đầy trong sáng và thơ mộng, lần đầu tiên được thể hiện qua tác phẩm VH DT.

_ Viết truyện Kiều, Nguyễn Du còn thể hiện khát vọng về công lý , dân chủ cho con người giữa 1 XH bất công tù túng đầy ức chế tàn bạo . Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Từ Hải như 1 khát vọng công lý tự do ấy . Từ Hải là 1 anh hùng hảo hán , ngàng tàn , dám 1 mình chống lại với cả trật tự XH phong kiến lúc bấy giờ .Chỉ có Từ Hải mới đem cho Kiều 1 cuộc đời hạnh phúc . Từ Hải chính là ánh sao băng rực sáng trên bầu trời đen tối . Từ Hải chính là nhân vật lí tưởng cho khát khao ước mơ của Nguyễn Du về công bằng , tự do .

_ Viết Truyện Kiều , Nguyễn Du đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người . Thúy Kiều tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam : vẻ đẹp nhan sắc , tài hoa , trí tuệ thông minh và 1 trái tim trung hậu . Vẻ đẹp đó còn được thể hiện ở nhân vật Từ Hải . Từ Hải không chỉ biều tượng cho công lý tự do vùng vẫy ngang dọc mà còn là hiện thân của đức thủy chung , lòng nhân ái và nhất là lòng tôn trọng phẩm giá con người .

Thúy Kiều là tiềng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người , đặc biệt là người phụ nữ .

_ Thế lực tàn bạo đó biểu hiện trong Truyện Kiều là bộ mặt quan lại xấu xa , đê tiện , bỉ ổi - đầu mối gây ra mọi tai họa bất hạnh cho con người . Bọn quan lại ấy là Hồ Tin Hiến , 1 kể quan tổng đất trọng thần tráo trở , tàn bạo , dâm ô , đểu cáng , đó là Hoạn Thư - con quan lại bộ nhưng độc ác , tàn nhẫn , đã hành hạ Thúy Kiểu để thỏa lòng ghen tức . Dưới chúng là bọn đầu trâu mặt ngựa như Mã Dám Sinh , Sở Khanh , Bạc Bà , Bạc Hạnh , Tù Bà ... chúng cấu kết lại với nhau , dẫm đạp lên quyền sống hạnh phúc , nhân phẩm của con người .

_ Thế lực tàn bạo ấy còn là sức mạnh tác oai , tác quái của đồng tiền đã biến con người thành vật mua bán , đổi trác . Thúy Kiều chính là nạn nhân của thế lực tàn bạo đó . Nguyễn Du khi nói về điều đấy , đặc biệt là về sức mạnh hung hiểm của đồng tiền , ông đã viết nên những câu thơ thật chua chát :

" Trong tay sẵn có đồng tiền
Đầu lòng đổi trắng thay đên khó ".
Và : " Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong " .

Tóm lại :
Truyện Kiều là tuyên ngôn về quyền sống con người , với những khát vọng về tình yêu công lý tự do . Truyện Kiều cũng là bản cáo trạng bằng thơ lên án XH phong kiến mục nát xấu xa tàn bạo đã chà đạp lên nhân cách con người , dập tắt mọi ước mơ đẹp đẽ của con người . Chính giá trị nhân đạo này trở thành kiệt tác nghìn đời .


3)Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều :

Về giá trị nghệ thuật Truyện Kiều rất phong phú , rất đặc sắc song 2 phương diện chủ yếu :

a) Nghệ thuật xây dựng nhân vật :

Nhìn chung Nguyễn Du đã xây dựng hình tượng nhân vật của mình theo phương pháp truyền thống : chia nhân vật thành 2 tuyết chính diện và phản diện . Nhân vật chính diện được miêu tả theo lối lý tưởng hóa , bằng phương pháp ước lệ tượng trưng . Còn nhân vật phản diện lại được khắc họa theo lối tả thực . Mỗi người đều đạt tới sự điển hình hóa cao độ . Vì thế nhiều nhân vật trong t/p Truyện Kiều đã bước ra từ trong trang sách để sống với cuộc đời thực , trở thành chuẩn mực để người ta đánh giá con người .

Nghệ Thuật ngôn ngữ :

Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt đến mức trong sáng mẫu mực . Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn 2 t/p ngôn ngữ : ngôn ngữ bình dân - ngôn ngữ ca dao , tục ngữ lời ăn tiếng nói của người dân ; Ngôn ngữ bác học mà chủ yếu là những từ Hàn Việt đã mang đến cho Truyện Kiều thứ ngôn ngữ vừa hàm xúc , vừa trang nhã , vừa giản dị mà vẫn đẹp đẽ , giàu hình ảnh nhạc điệu . Vì thế người ta gọi Truyện Kiều là " tòa lâu đài ngôn ngữ thơ ca " được kết nên từ những viên ngọc lấp lánh, sáng trong .
Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Tiểu Thư Họ Anime
Xem chi tiết
Thu Hien Nguyen Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
ĐÀO THU PHƯƠNG 7A NT
Xem chi tiết
Khoa Nguyễn
Xem chi tiết
Tiểu Thư Ma Kết
Xem chi tiết
Eureka Brisbane
Xem chi tiết
Thái Vân
Xem chi tiết