Chương III - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
An Nguyễn Thiện

1: Tìm GTNN: P= \(\left(3+\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}\right)\left(3+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)\left(3+\dfrac{1}{c}+\dfrac{1}{a}\right)\). Trong đó a,b,c>0 thỏa mãn a+b \(\le\dfrac{3}{2}\)

2: Tìm cặp số nguyên x,y sao cho \(x^x+y^2+y=2x+1\)(không có j thêm)

3: a)Cho f(x)= \(x^4+ax^3+bx^2+cx+d\) biết f(1)=10; f(2)= 20; f(3)= 30. Tính M= \(\dfrac{f\left(12\right)-f\left(-8\right)}{10}+25\)

b) Tìm số có 3 cs chia hết cho 9 sao cho thương của phép chia ấy bằng tổng các bp của các chữ số ấy

@phynit, @Akai Haruma, @Ace Legona giúp mk gấp

Lightning Farron
17 tháng 8 2017 lúc 22:04

Bài 1: Sửa \(a+b+c\le\dfrac{3}{2}\)

Áp dụng BĐT AM-GM ta có:

\(\dfrac{3}{2}\ge a+b+c\ge3\sqrt[3]{abc}\Rightarrow\sqrt[3]{abc}\le\dfrac{1}{2}\)

Áp dụng BĐT Holder ta có:

\(VT=\left(3+\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}\right)\left(3+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)\left(3+\dfrac{1}{c}+\dfrac{1}{a}\right)\)

\(\ge\left(3+\dfrac{1}{\sqrt[3]{abc}}+\dfrac{1}{\sqrt[3]{abc}}\right)^3\ge\left(3+2+2\right)^3=343\)

Khi \(a=b=c=\dfrac{1}{2}\)

Akai Haruma
19 tháng 8 2017 lúc 10:07

Bài 1: Một cách thuần túy Am-Gm

Biến đổi:

\(P=\frac{(3ab+a+b)(3bc+b+c)(3ac+a+c)}{(abc)^2}\)

Áp dụng BĐT AM-GM:

\(3ab+a+b=ab+ab+ab+\frac{a+b}{4}+\frac{a+b}{4}+\frac{a+b}{4}+\frac{a+b}{4}\geq 7\sqrt[7]{\frac{(ab)^3(a+b)^4}{4^4}}\)

Tương tự với các biểu thức còn lại và nhân theo vế:

\(P\geq \frac{343\sqrt[7]{\frac{(abc)^6(a+b)^4(b+c)^4(c+a)^4}{4^{12}}}}{(abc)^2}\)

Mặt khác: \((a+b)(b+c)(c+a)\geq 2\sqrt{ab}.2\sqrt{bc}.2\sqrt{ca}=8abc\) (AM-GM)

\(\Rightarrow P\geq \frac{343\sqrt[7]{\frac{(abc)^{10}}{4096}}}{(abc)^2}=343\sqrt[7]{\frac{1}{4096(abc)^4}}\)

AM-GM: \(\frac{3}{2}\geq a+b+c\geq 3\sqrt[3]{abc}\Rightarrow abc\leq \frac{1}{8}\)

Do đó mà \(P\geq 343\) khi \(a=b=c=\frac{1}{2}\)

Akai Haruma
19 tháng 8 2017 lúc 13:34

Bài 2:

\(\bullet\) Nếu \(x<0\):

Hiển nhiên \(x=-1\) vì nếu \(x<-1\) thì \(2x+1-y^2-y=x^x\not\in \mathbb{Z}\)

PT tương đương: \(y^2+y=0\Rightarrow y\in \left\{0;-1\right\}\)

\(\bullet\) Nếu \(x\geq 0\):

Ta có: \(x^x+y^2+y=2x+1\Leftrightarrow 4x^x+(2y+1)^2=8x+5\)

Thấy rằng với mọi $y$ nguyên thì \(2y+1\neq 0\Rightarrow (2y+1)^2\geq 1\)

\(\Rightarrow 8x+5\geq 4x^x+1\Leftrightarrow 2x+1\geq x^x\) \((\star)\)

Giờ xét các TH sau:

+ \(x=0\Rightarrow \) \(x^x\) vô nghĩa (loại)

+ \(x=1\) \(\Rightarrow y^2+y-2=0\Rightarrow y\in\left\{1;-2\right\}\)

+ \(x=2\Rightarrow y^2+y-1=0\Rightarrow y\not\in \mathbb{Z}\)

+ \(x\geq 3\) , ta sẽ chỉ ra \(2x+1< x^x\) bằng quy nạp.

Thật vậy, thấy \(x=3,4,5\) khẳng định trên đúng

Giả sử nó cũng đúng với \(x=k\Leftrightarrow 2k+1< k^k\) (\(k>3\))

Ta chỉ cần chỉ ra \(2k+3<(k+1)^{k+1}\)

Điều này hiển nhiên đúng vì:

\((k+1)^{k+1}>k^{k+1}+1>k(2k+1)+1=2k^2+k+1>2k+3\) do \(k>3\)

Vậy có nghĩa là với \(x>3\) ta luôn có \(2x+1< x^x\) (trái với điều đã khẳng định ở \((\star)\)

Vậy bộ nghiệm của PT là \((-1,0),(-1,-1),(1,1),(1,-2)\)

Akai Haruma
19 tháng 8 2017 lúc 21:15

Bài 3:

a)

Dựa vào điều kiện đề bài, ta tìm được \(f(x)\) có dạng:

\(f(x)=(x-1)(x-2)(x-3)(x-t)+10x\) với $t$ là một số bất kỳ

Khi đó

\(f(12)=990(12-t)+120\)

\(f(-8)=-990(-8-t)-80\)

\(\Rightarrow \frac{f(12)+f(-8)}{10}+25=2009\)

b) Theo bài ra ta có:

\(\overline{abc}=9(a^2+b^2+c^2)\)

\(abc\leq 999\Rightarrow 111\geq a^2+b^2+c^2\geq \frac{(a+b+c)^2}{3}\) (Am-Gm)

\(\Leftrightarrow a+b+c\leq 18\) Mà hiển nhiên \(a+b+c\vdots 9\Rightarrow a+b+c\in\left\{9;18\right\}\)

TH1: \(a+b+c=9\Rightarrow \) PT đầu tương đương:

\(11a+b+1=a^2+b^2+c^2\)

\(\Leftrightarrow 10a+10-c=81-2(ab+bc+ac)\) \(\rightarrow c\) lẻ

Nếu \(c\geq 7\Rightarrow 11a+b+1\geq a^2+b^2+49\)

\(\Leftrightarrow (a-\frac{11}{2})^2+(b-\frac{1}{2})^2+17,5\leq 0\) (vô ly)

Do đó \(c<7\Rightarrow c=1,3,5\)

Xét \(c=1\rightarrow 11a+b=a^2+b^2\Leftrightarrow 10a+a+b=(a+b)^2-2ab\)

\(\Leftrightarrow 10a+2ab=8^2-8=56\rightarrow a(5+b)=28\)

\(\leftrightarrow (b+5)(8-b)=28\) (pt vô nghiệm nguyên nên loại)

Tương tự:

Xét \(c=3\rightarrow a+b=6\rightarrow a(5+b)=19\) \(\Leftrightarrow (6-b)(b+5)=19\)

Xét \(c=5\rightarrow a+b=4\rightarrow a(5+b)=18\Leftrightarrow (6-b)(b+5)=18\)

Ta thu được 1 nghiệm thỏa mãn là \(b=1\rightarrow a=3\rightarrow \overline{abc}=315\)

TH2: \(a+b+c=18\). PT đầu tương đương:

\(11a+b+2=a^2+b^2+c^2\)

Tương tự như TH1 , ta chứng minh được \(c\) chẵn. Nếu

\(c\geq 6\rightarrow 11a+b+2\geq a^2+b^2+36\)

\(\Leftrightarrow (a-\frac{11}{2})^2+(b-\frac{1}{2})^2+3,5\leq 0\) (vô lý) nên \(c=0,2,4\)

\(c=0\rightarrow a+b=18\rightarrow a=b=9\) (thử lại thấy mâu thuẫn)

\(c=2,4\) hoàn toàn xét tương tự TH1 ta không thu được số nào thỏa mãn.

Vậy số cần tìm là 315

Feed Là Quyền Công Dân
17 tháng 8 2017 lúc 22:13

bài 2: \(x=y=-1|;x=-1;y=0|;x=1;y=-2|;x=y=1\)- khao học đã chứng minh

An Nguyễn Thiện
18 tháng 8 2017 lúc 11:35

@Akai Haruma


Các câu hỏi tương tự
Đinh Doãn Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Châu Mỹ Linh
Xem chi tiết
Oriana.su
Xem chi tiết
Học24
Xem chi tiết
Đinh Doãn Nam
Xem chi tiết
Chu Lương Tâm
Xem chi tiết
Qúy Công Tử
Xem chi tiết
The Silent Man
Xem chi tiết