Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Nguyễn Hương Giang

1. Thời Lê Sơ ban hành bộ luật gì ? Chỉ ra điểm tiến bộ trong bộ luật đó

2. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn ?

3. So sánh chính sách ngoại giao của triều Nguyễn với Quang Trung ?

HELP ME...

leanhduc
16 tháng 5 2018 lúc 20:51

1Thời Lê Sơ ban hành bộ luật Hồng Đức. Điểm tiến bộ trong bộ luật là

Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới.

Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam.

Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và lúa má của người khác (điều 601), tự tiện giết trâu ngựa (điều 580) v.v Những điều luật trong Quốc Triều Hình Luật đã xác định trách nhiệm của nhà nước thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người nghèo khổ trong xã hội (Điều 294; Điều 295).

Điểm thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường.

Hiiiii~
16 tháng 5 2018 lúc 20:52

Câu 1:

- Thời Lê Sơ ban hành bộ luật Hồng Đức

- Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới.

Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam. Ví dụ: Điều 1 quy định trượng hình chỉ đàn ông phải chịu: "Từ 60 cho đến 100 trượng, chia làm 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tuỳ theo tội mà thêm bớt. Xử tội này có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng chỉ đàn ông phải chịu." Điều 680: "Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh ** sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm hai tư; ngục quản bị đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi, nhưng chưa đủ hạn một trăm ngày mà đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc. Nếu đã đủ 100 ngày mà không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại bị tội biếm hay tội phạt"..

Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và lúa má của người khác (điều 601), tự tiện giết trâu ngựa (điều 580) v.v Những điều luật trong Quốc Triều Hình Luật đã xác định trách nhiệm của nhà nước thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người nghèo khổ trong xã hội (Điều 294; Điều 295).

Điểm thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường. Ví dụ: Điều 17 Quốc Triều Hình Luật quy định: "Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật.Khi ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội đến khi lớn mới phát giác thì xử tội theo luật lúc còn nhỏ". Quốc Triều Hình Luật còn thể hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội tuy chưa bị phát giác và tự thú trước (trừ phạm tội thập ác hoặc giết người). Điều 18 và điều 19: "Phàm ăn trộm tài vặt của người sau lại tự thú với người mất của thì cũng coi như là thú ở cửa quan". Điều 21, 22, 23, 24 của Quốc Triều Hình Luật quy định cho chuộc tội bằng tiền (trừ hình phạt đánh roi vì cho rằng đánh roi có tính chất răn bảo dạy dỗ nên không phải cho chuộc).

Điểm thứ năm, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ: Điều 40: "Những người miền thượng du (miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội. Những người thượng du phạm tội với người trung châu (miền trung du và miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội.". Có thể nói đây là một trong những điều luật thể hiện rõ nhất tính sáng tạo của nhà làm luật. Điểm thú vị của quy định này ở chỗ luật pháp dù có hoàn bị đến đâu cũng không thể phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn vai trò của phong tục tập quán vốn dĩ đã tồn tại lâu dài trước cả khi có luật.

Câu 2:

Nguyên nhân bùng nổ :
+ Từ giữa thế kỉ XVIII , chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành , tự xưng “ quốc phó”, khét tiếng tham nhũng .
+ Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc , Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo ( An Khê- Gia Lai ), lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa

Câu 3:
_ Thời Quang Trung:đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng vẫn kiên quyết, bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc
_ Thời Nguyễn: thuần phục nhà Thanh nhưng khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây

leanhduc
16 tháng 5 2018 lúc 20:52

2Nguyên nhân bùng nổ :
+ Từ giữa thế kỉ XVIII , chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành , tự xưng “ quốc phó”, khét tiếng tham nhũng .
+ Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc , Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo ( An Khê- Gia Lai ), lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa

leanhduc
16 tháng 5 2018 lúc 20:53

3(*) Ngoại giao
_ Thời Quang Trung:đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng vẫn kiên quyết, bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc
_ Thời Nguyễn: thuần phục nhà Thanh nhưng khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây

leanhduc
16 tháng 5 2018 lúc 20:54

1Thời Lê Sơ ban hành bộ luật Hồng Đức. Điểm tiến bộ trong bộ luật là

Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới.

Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam.

Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và lúa má của người khác (điều 601), tự tiện giết trâu ngựa (điều 580) v.v Những điều luật trong Quốc Triều Hình Luật đã xác định trách nhiệm của nhà nước thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người nghèo khổ trong xã hội (Điều 294; Điều 295).

Điểm thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường.

3(*) Ngoại giao
_ Thời Quang Trung:đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng vẫn kiên quyết, bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc
_ Thời Nguyễn: thuần phục nhà Thanh nhưng khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây

2Nguyên nhân bùng nổ :
+ Từ giữa thế kỉ XVIII , chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành , tự xưng “ quốc phó”, khét tiếng tham nhũng .
+ Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc , Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo ( An Khê- Gia Lai ), lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa

Các câu hỏi tương tự
Lê Thanh Thúy
Xem chi tiết
Khoa Holly
Xem chi tiết
Trần Thục Linh
Xem chi tiết
Nguyên không ngu:))
Xem chi tiết
Bangtan Sonyeondan
Xem chi tiết
Nhật Nguyễn
Xem chi tiết
Triệu Ngọc Kim Ngân
Xem chi tiết
Thuy Bui
Xem chi tiết
Snow Princess
Xem chi tiết