Hướng dẫn soạn bài So sánh

Luna Akane

1: thế nào là so sánh, lấy VD

2: thế nào là nhân hóa, lấy VD

Nguyễn Trần Thành Đạt
28 tháng 4 2017 lúc 19:56

Câu 1:

So sánh là đối chiếu sự việc, sự vật này với sự việc, sự vật khác giữa chúng có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:

- Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

=> So sánh không ngang bằng

- Cô giáo như mẹ hiền.

=> So sánh ngang bằng

Câu 2:

Nhân hóa: là cách gọi, tả những sự vật sự việc( con vật, cây cối, đồ vật ...) bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người.

Ví dụ:

- Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

- Ông mặt trời thức dậy tràn đầy sức sống.

Quach Minh Ngọc
10 tháng 5 2017 lúc 12:43

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối đồ vật,...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ;làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người,biểu thị được những suy nghĩ,tình cảm của con người.

Ví dụ:Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta

Zoe Peng
2 tháng 3 2019 lúc 16:15

1:

So sánh chính là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có tính tương đồng để làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có 2 kiểu so sánh :

- So sánh ngang bằng . VD : Bác Hồ như là vị cha già kính yêu của dân tộc ta.

- So sánh ko ngang bằng. VD : Tình yêu của mẹ dành cho con hơn mọi thứ tình yêu khác.

2:

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

Ví dụ:

“Chị ong nâu nâu nâu nâu, chị bay đi đâu đi đâu, chú gà trống mới gáy, ông mặt trời mới dậy….”

=> Trong câu hát trên có sử dụng phép nhân hóa dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật như: chị, chú, ông.

Dùng từ ngữ chỉ hành động con người để chỉ hành động con vật

Ví dụ:

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm “

=> Thân, tay, núi, bọc,… những là những từ dùng để chỉ tính chất hoạt động của con người nhưng lại được sử dụng để chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của sự vật.

Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Ví dụ

“Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.


Các câu hỏi tương tự
Tường Vy
Xem chi tiết
Phoebe
Xem chi tiết
phuonglinh
Xem chi tiết
Erza Scarlet
Xem chi tiết
Erza Scarlet
Xem chi tiết
❖ Kẹo/Min bad girl ❄ (Bo...
Xem chi tiết
đào đức hưng
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thúy
Xem chi tiết