Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Sơn La , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 34
Điểm GP 5
Điểm SP 24

Người theo dõi (12)

Đang theo dõi (3)


Câu trả lời:

Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.

Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:

Sắp mưa Sắp mưa

Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn... Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:

Cỏ gà rung tai

Nghe Bụi tre

Tần ngần Gỡ tóc

Hàng bưởi Đu đưa

Bế lũ con thơ

Đầu tròn Trọc lốc

Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió...

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc.

Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

Lộp bộp

Lộp bộp.

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

Câu trả lời:

Câu nói nổi tiếng của Bà Triệu : “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân xâm lược Ngô, cưỡi ách nô lệ, há chịu cúi đầu làm tì thiếp cho người ta” có ý nghĩa gì trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ?
Bà Triệu là người giỏi võ nghệ, có chí lớn. năm 19 tuổi, đáp lời hỏi bà về việc chồng con, bà nói : : “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân xâm lược Ngô, cưỡi ách nô lệ, há chịu cúi đầu làm tì thiếp cho người ta”. Bà cùng anh trai chiêu tập nghĩa binh, quyết lòng đánh đuổi quân Ngô cứu nước, cứu dân.
Có thể nói, Bà Triệu là tấm gương sáng chói về cuộc cách mạng nhân quyền sớm trên thế giới, vì vào thời điểm mà Bà khởi nghĩa, chế độ nô lệ còn đang bành trướng mạnh mẽ khắp nơi và thân phận của người phụ nữ vẫn bị coi là rẻ mạt. trong hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại bang thống trị, với những lễ nghi tôn giáo khắt khe, người đàn ông thường được suy tôn là “đại trưởng phu”, là “anh hùng nam tử” và được quyền “năm thê, bảy thiếp”; còn người phụ nữ chỉ là “thân phận nữ nhi”, “liễu yếu đào tơ”, cùng với những chính sách tàn bạo của nhà Hán nhằm khống chế một bộ phận phản kháng ách áp bức bóc lột, gieo rắc trong lòng xã hội tính “trọng nam, khinh nữ”.
Tuy nhiên, bà Triệu đã dám khẳng khái tuyên bố rằng “tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình biển Đông”, để phản kháng lại chế độ và để khẳng định vai trò vị trí của người phụ nữ trong xã hội. thử hỏi đáng nam nhi lức bấy giờ, trong cùng một hoàn cảnh đã mấy ai sánh bằng.
để phản đối và chống lại chế độ “trai năm thê, bảy thiếp”, phận làm tì thiếp, một hình thức nô lệ” Bà Triệu đã dứt khoát “há chịu cúi đầu làm tỳ thiếp người ta”. từ đó bà đã dấn thân vào cuộc nổi dậy thực sự. bà đã chiêu binh, phất cờ làm cách mạng đòi sự bình đảng, bình quyền nam nữ. trong đó người phụ nữ không còn phải “cúi đầu làm tỳ thiếp người ta”, và mục tiêu của Bà là “đánh đuổi quân xâm lược Ngô” để nhân dân được hưởng độc lập, thoát khỏi kiếp sống nô lệ.