Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Diệp Nhi

1 Thế nào là một văn bản thuyết minh? Những đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh? Kể tên những phương pháp thuyết minh thường đc sử dụng .

EDOGAWA CONAN
21 tháng 8 2018 lúc 16:56

1. Tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh
a) Mục đích hàng đầu của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức cần thiết cho cuộc sống con người. Hãy đọc lại các văn bản thuyết minh Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất và cho biết các văn bản này đã sử dụng những tri thức thuộc loại nào?
Gợi ý: Những tri thức về tự nhiên (Địa lí, Sinh học,…); Những tri thức về xã hội (Văn hoá, Lịch sử,…).
b) Để có được tri thức thuộc nhiều lĩnh vực như vậy, chúng ta phải không ngừng quan sát thực tiễn, học tập, trau dồi, tích luỹ vốn hiểu biết. Mục đích của văn bản thuyết minh là tri thức, cơ sở của văn bản thuyết minh cũng là tri thức. Không thể chỉ sử dụng trí tưởng tượng, phán đoán, suy luận làm phương thức xây dựng văn bản thuyết minh.
2. Các cách thuyết minh
a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
- Các câu sau đây có đặc điểm gì giống nhau?
+ Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam.
+ Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).
Gợi ý: Các câu trên đều có từ “là” - từ biểu thị nhận định mang tính định nghĩa, giải thích.
- Nhận xét về vai trò của kiểu câu định nghĩa, giải thích như trên trong văn bản thuyết minh.
Gợi ý: Phần vị ngữ sau từ “là” thường nêu những kiến thức khái quát về bản chất, đặc trưng, tính chất của đối tượng đứng trước từ “là”. Trong văn bản thuyết minh, những câu loại này đóng vai trò nêu vấn đề, đưa ra nội dung cần thuyết minh.
b) Phương pháp liệt kê
Trong các trích dẫn dưới đây, người viết đã sử dụng phương pháp liệt kê để làm gì?
+ Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,…
(Cây dừa Bình Định)
+ Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
Gợi ý: Người viết đã sử dụng phương pháp liệt kê để kể ra lần lượt các biểu hiện của đối tượng theo trật tự từ lớn đến nhỏ (hoặc ngược lại), giúp người đọc nắm được đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, sáng rõ.
c) Phương pháp nêu ví dụ
Trong đoạn văn dưới đây, người viết đã sử dụng việc nêu ví dụ như thế nào? Nhận xét về tác dụng của việc nêu ví dụ đối với hiệu quả thuyết minh.
Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la).
(Ôn dịch thuốc lá)
Gợi ý: Việc nêu ra ví dụ cụ thể về thái độ nghiêm khắc với những người hút thuốc lá nơi công cộng có tác dụng thuyết phục về ý thức giữ gìn sức khoẻ cộng đồng, đồng thời nhấn mạnh và kêu gọi mọi người nhìn nhận vấn đề thuốc lá một cách nghiêm túc.
d) Phương pháp dùng số liệu
Ở đoạn văn sau, người viết đưa ra các số liệu nhằm mục đích gì? Nhận xét về tác dụng của cách thuyết minh bằng nêu ví dụ.
Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí không ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn.
(Nói về cỏ)
Gợi ý: Các số liệu có ý nghĩa thuyết minh cho tầm quan trọng của thực vật nói chung, cỏ nói riêng một cách cụ thể, chân xác. Trong văn bản thuyết minh, nhất đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, các số liệu là cơ sở quan trọng để người viết thuyết minh về một vấn đề gì đó. Số liệu sử dụng trong văn bản thuyết minh phải có độ tin cậy cao, được chứng thực bằng phương pháp khoa học.
e) Phương pháp so sánh
Trong câu văn sau, phép so sánh được dùng như thế nào và với mục đích gì?
Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng 3 đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.
Gợi ý: Thuyết minh về độ rộng lớn của biển Thái Bình Dương, người viết đã tiến hành so sánh với các đại dương khác để giúp người đọc có được ấn tượng cụ thể về diện tích của nó. Phép so sánh có tác dụng làm nổi bật, cụ thể hoá đối tượng cần thuyết minh.
g) Phương pháp phân loại, phân tích
- Trong văn bản Huế, người viết đã trình bày đặc trưng của thành phố Huế theo từng phương diện như thế nào?
Gợi ý: Vẻ đẹp của thành phố Huế đã được giới thiệu ở nhiều mặt: địa thế sông núi, kiến trúc, vườn tược, con người, ẩm thực, truyền thống đấu tranh.
- Việc trình bày đặc trưng của Huế theo từng phương diện như vậy có tác dụng gì? Tại sao lại phải làm như vậy?
Gợi ý: Trước mỗi sự vật, hiện tượng đa dạng, phức tạp, người ta thường tiến hành phân loại, chia nhỏ để tìm hiểu. Nhìn sự vật ở nhiều góc độ khác nhau sẽ đem lại cho chúng ta hình ảnh chân thực, sinh động, phản ánh đúng, sâu sắc đối tượng. Vẻ đẹp đặc trưng của Huế thể hiện ở nhiều phương diện, giới thiệu về vẻ đẹp của Huế, vì thế, không thể cùng một lúc mà phải tiến hành ở từng mặt. Có như thế mới làm cho người đọc cảm nhận được đầy đủ đặc điểm văn hoá của một vùng đất, một địa danh nổi tiếng.

2. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
a) Nhu cầu thuyết minh trong đời sống
- Đọc các văn bản sau và cho biết người viết đã trình bày, giải thích, giới thiệu những gì?
(1) CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
(2) TẠI SAO LÁ CÂY CÓ MÀU XANH LỤC
Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu cam đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó chúng ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì… Như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.
(Theo Vũ Văn Chuyên, Hỏi đáp về thực vật)
(3) HUẾ
Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng.
Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển. Chúng ta có thể lên núi Bạch Mã để đón gió biển. Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào. Từ đây buổi sáng chúng ta có thể lên Trường Sơn, buổi chiều tắm biển Thuận An và ban đêm ngủ thuyền trên sông Hương.
Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước hiền dịu của sông Hương. Những mái chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ.
Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hoá thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua Nguyễn, với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông Ba,…
Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình. Huế là thành phố của những mảnh vườn xinh đẹp. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. Những chiếc nón Huế càng làm cho các cô gái Huế đẹp hơn, duyên dáng hơn.
Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có.
Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường. Tháng Tám năm 1945, Huế đã đứng lên cùng cả nước, chế độ phong kiến ngàn năm sụp đổ dưới chân thành Huế.
Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng.
(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành)

Gợi ý:
+ (1): trình bày lợi ích của cây dừa Bình Định;
+ (2): giải thích nguyên nhân của hiện tượng lá cây màu xanh;
+ (3): giới thiệu đặc trưng của thành phố Huế.
- Các văn bản trên là văn bản thuyết minh. Trong cuộc sống, ở nhà trường, trên sách báo, phát thanh, truyền hình,… em có hay gặp những kiểu trình bày nội dung như các văn bản trên hay không?
- Vậy, văn bản thuyết mình là gì?
Gợi ý: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực đời sống, có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Kể thêm một số văn bản thuyết minh em đã được đọc trong chương trình Ngữ văn.
Gợi ý: Có thể kể một số văn bản thuyết minh như: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha,…
b) Văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì?
- So sánh mục đích của các văn bản trên với các văn bản thuộc loại tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
Gợi ý: Các văn bản bản trên không giống với các văn bản thuộc loại tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận vì chúng không nhằm kể chuyện, tái hiện, biểu lộ tình cảm hay nghị luận.
- Các văn bản thuyết minh trên có đặc điểm chung gì về mục đích và yêu cầu biểu đạt?
Gợi ý: Đều nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội một cách khách quan, chân thực, có ích cho con người.
- Đọc lại các văn bản trên và cho biết: về ngôn ngữ văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
Gợi ý: Để đạt được hiệu quả giao tiếp gắn với mục đích đặc trưng, ngôn ngữ của văn bản thuyết minh phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

lê thị lệ tâm
22 tháng 8 2018 lúc 19:55

- văn bản thuyết là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm tính chất nguyên nhân ..... của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bày giới thiệu giải thích

- kể tên những phương pháp

+ định nghĩa giải thích

+ liệt kê

+ dùng số liệu

+ nêu ví dụ

+ so sánh

+ phân loại phân tích

EDOGAWA CONAN
21 tháng 8 2018 lúc 16:56

Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
- Một bài văn thuyết minh thường gồm nhiều ý lớn. Mỗi ý nên viết thành một đoạn văn để người đọc dễ nhận diện, dễ phân biệt, trên cơ sở đó nắm được cấu trúc chung của cả bài.
- Trong đoạn văn, câu chủ đề là câu nêu ý lớn của cả đoạn. Câu chủ đề có thể xuất hiện ở đầu đoạn văn, khi đó đoạn văn sẽ được viết theo cấu trúc diễn dịch. Câu chủ đề cũng có thể xuất hiện ở cuối đoạn văn, khi đó đoạn văn được viết theo cấu trúc quy nạp. Đôi khi, người viết kếp hợp cả hai kiểu cấu trúc trên nhưng dù theo cấu trúc nào thì các câu trong đoạn cũng phải bám sát ý của câu chủ đề, làm sáng tỏ ý của câu chủ đề (tránh lẫn ý của đoạn văn khác vào).
- Khi viết đoạn văn thuyết minh, người viết có thể trình bày theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau). Cách trình bày trên giúp cho nưgời đọc dễ dàng hình dung đối tượng được thuyết minh.
2. Ví dụ
a) Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn.
(1) Thế giới đang đúng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.
(Theo Hoa học trò)
(2) Phạm Văn Đồng (1906 - 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cượng vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Ngữ văn 7, tập hai)
Gợi ý:
- Trong đoạn văn (1), câu chủ đề là câu thứ nhất. Các câu sau triển khai làm rõ nội dung của câu chủ đề.
- Trong đoạn văn (2), từ Phạm Văn Đồng đóng vai trò là từ ngữ chủ đề. Các câu sau dấu hai chấm tiếp tục cung cấp những thông tin về Phạm Văn Đồng theo kiểu liệt kê.
b) Nhận xét về nhược điểm của đoạn văn thuyết minh bút bi và đoạn văn thuyết minh về chiếc đèn bàn.
Gợi ý: Phần thuyết minh của cả hai đoạn văn khá lộn xộn, chưa có được bố cục rõ ràng. Để thuyết minh về cây bút bi và chiếc đèn bàn thì có thể triển khai thành hai đoạn: một đoạn thuyết minh về đặc điểm (của từng bộ phận), đoạn kia nên thuyết minh về công dụng và cách sử dụng các phương tiện ấy.

4. Đề văn thuyết minh
a) Đọc các đề văn sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.
(2) Giới thiệu một tập truyện.
(3) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
(4) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
(5) Thuyết minh về chiếc xe đạp.
(6) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
(7) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương.
(8) Giới thiệu về một giống vật nuôi có ích.
(9) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.
(10) Giới thiệu về món ăn dân tộc.
(11) Giới thiệu về tết Trung thu.
(12) Thuyết trình một đồ chơi dân gian.
- Xác định yêu cầu của các đề văn trên:
+ Yêu cầu về thao tác;
+ Yêu cầu về đối tượng.
- Nhận định về phạm vi kiến thức xung quanh yêu cầu đề đưa ra.
Gợi ý:
- Đề văn yêu cầu em trình bày, giới thiệu hay truyết trình?
- Đề văn yêu cầu thuyết minh vấn đề gì?
- Em cần tìm hiểu những gì để thuyết minh cho vấn đề được đưa ra trong đề văn?
Ví dụ, với đề (2): Giới thiệu một tập truyện.
- Yêu cầu thao tác: giới thiệu.
- Đối tượng: một tập truyện.
- Phạm vi kiến thức: tên tập truyện, xuất xứ (Nhà xuất bản nào, năm nào), hình thức trình bày (bìa, tranh ảnh,…), nội dung chính, ý nghĩa, có thể mua ở đâu,…
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a) Đọc văn bản sau và cho biết đối tượng thuyết minh của bài là gì?
XE ĐẠP
Có một thời xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu của người Việt Nam. Xe đạp là phương tiện giao thông giản tiện chuyển động nhờ sức người.
Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn 2 lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn 2 vòng. ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp, như vậy ổ líp quay một vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy se xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.
Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, giây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn.
Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và giàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được khá nhiều hàng. Có khi người ta lại lắp bộ phận chở hàng ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước.
Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, có đèn xe lấy nguồn điện từ đinamô lắp ở trước càng xe, và đèn tín hiệu lắp ở phía sau, có thể có chuông lắp gần chỗ tay cầm.
Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động không gây ô nhiễm. Đi xe đạp là một cách vận động cơ thể như một hoạt động thể thao.
Hiện nay xe máy quá nhiều, có cơ lấn lướt xe đạp, vừa gây ách tắc giao thông, vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.
(Bài làm của học sinh)
Gợi ý: Bài văn thuyết minh về chiếc xe đạp.
b) Nhận xét về bố cục của bài văn.
Gợi ý:
- Bài văn có bố cục mấy phần?
- Nội dung của từng phần là gì?
Bài văn có bố cục ba phần. Phần Mở bài (hai câu đầu): giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp. Phần Thân bài (Tiếp theo cho đến “chỗ tay cầm”): giới thiệu các bộ phận cấu tạo của chiếc xe đạp. Phần Kết bài: Khẳng định tiện ích của xe đạp, dự báo về vai trò của chiếc xe đạp trong tương lai.
c) Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài văn đã trình bày những nội dung nào? Nhận xét về độ chính xác, đúng đắn của các nội dung mà bài văn trình bày.
Gợi ý: Bài văn trình bày nội dung theo trình tự các bộ phận của chiếc xe đạp: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở, các bộ phận phụ khác. Các nội dung đưa ra cụ thể, rõ ràng, chính xác đến từng chi tiết nhỏ.
d) Nhận xét về phương pháp thuyết minh của bài văn.
Gợi ý: Bài văn sử dụng các phương pháp: nêu định nghĩa; liệt kê; dùng số liệu; so sánh; phân loại, phân tích.