Bài 14. Phản xạ âm - Tiếng vang

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Hiền Lương

1/ Thế nào là âm phản xạ?

Hai người trong cùng 1 phòng nói chuyện với nhau thì âm nghe to. Hai người ở 2 phòng cạnh nhau, giữa 2 phòng này có tường ngăn thì khi người nói trong phòng này, người ở phòng kia nghe rất nhỏ hoặc không nghe được. Hãy giải thích vì sao.

2/ Âm phản xạ đến tai ta sau âm trực tiếp bao lâu thì tai ta nghe được tiếng vang?

Người ta thường ứng dụng sự phản xạ của sóng siêu âm để đo độ sâu của đáy biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1.6s. Tính độ sâu của đáy biển nơi đó, biết tốc độ truyền â trong nước là 1500m/s.

3/ Em hãy kể 1 số vật phản xạ âm tốt, một số vật phản xạ âm kém.

4/ Phát biểu nào sau đây là sai?

Ta nghe được tiếng vang của âm thanh khi

A. âm phản xạ đến sau âm trực tiếp 1/50s.

B. âm phản xạ đến sau âm trực tiếp 1/5s.

C. tai ta phân biệt được âm phản xạ và âm truyền đến trực tiếp.

D. tiếng nói của ta được phản xạ từ một vách núi ở cách ta 30m.

5/ Vật nào sau đây phàn xạ âm kém?

A. Sàn nhà gạch men. B. Mặt bàn gỗ nhẵn.

C. Gương soi. D. Khán giả trong nhà hát.

6/ Theo em, phản xạ có lợi hay có hại? Nêu lập luận, dẫn chứng cho câu trả lời của em.

Dương Nguyễn
15 tháng 6 2017 lúc 12:20

1/ Thế nào là âm phản xạ?

- Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn.

Hai người trong cùng 1 phòng nói chuyện với nhau thì âm nghe to. Hai người ở 2 phòng cạnh nhau, giữa 2 phòng này có tường ngăn thì khi người nói trong phòng này, người ở phòng kia nghe rất nhỏ hoặc không nghe được. Hãy giải thích vì sao.

- Vì người nói trong phòng này, âm thanh phát ra gặp bức tường phản xạ lại, nên người ở phòng kia nghe rất nhỏ hoặc không nghe được. Còn hai người trong cùng một phòng nói chuyện với nhau thì âm thanh phát ra nhanh chóng được truyền đến tai người nghe, âm thanh gặp bức tường phản xạ lại trong phòng nên nghe âm rất to.

2/ Âm phản xạ đến tai ta sau âm trực tiếp bao lâu thì tai ta nghe được tiếng vang?

- Âm phản xạ đến tai ta sau âm trực tiếp ít nhất \(\dfrac{1}{15}\) giây thì tai ta nghe được tiếng vang.

Người ta thường ứng dụng sự phản xạ của sóng siêu âm để đo độ sâu của đáy biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1.6s. Tính độ sâu của đáy biển nơi đó, biết tốc độ truyền âm trong nước là 1500m/s.

Thời gian siêu âm phát ra từ tàu đến đáy biển là:

1,6 : 2 = 0,8 (s)

Độ sâu của đáy biển là:

S = v . t = 1500 . 0,8 = 1200 (m)

Vậy độ sâu của đáy biển nơi đó là 1200m.

3/ Em hãy kể 1 số vật phản xạ âm tốt, một số vật phản xạ âm kém.

- Vật phản xạ âm tốt: mặt gương, mặt bàn phẳng, tường gạch, tấm kim loại,...

- Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, rèm nhung, áo len, tấm nệm,...

4/ Phát biểu nào sau đây là sai?

Ta nghe được tiếng vang của âm thanh khi

A. âm phản xạ đến sau âm trực tiếp 1/50s.

B. âm phản xạ đến sau âm trực tiếp 1/5s.

C. tai ta phân biệt được âm phản xạ và âm truyền đến trực tiếp.

D. tiếng nói của ta được phản xạ từ một vách núi ở cách ta 30m.

5/ Vật nào sau đây phàn xạ âm kém?

A. Sàn nhà gạch men. B. Mặt bàn gỗ nhẵn.

C. Gương soi. D. Khán giả trong nhà hát.

6/ Theo em, phản xạ có lợi hay có hại? Nêu lập luận, dẫn chứng cho câu trả lời của em.

- Theo em, âm phản xạ vừa có lợi vừa có hại.

- Ví dụ như dùng âm phản xạ để đo độ sâu của biển, hay là nói chuyện trong phòng kín sẽ xảy ra hiện tượng âm phản xạ làm tiếng nói to hơn, nghe rõ hơn...

- Tuy nhiên trong phòng hoà nhạc, phòng ghi âm được làm bằng tường phẳng thì âm phản xạ sẽ làm cho người ta nghe chói tai, ồn ào khó nghe... Như vậy âm phản xạ vừa có lợi vừa có hại.

Dương Nguyễn
15 tháng 6 2017 lúc 12:23

Cho mình sửa lại câu 4:

4/ Phát biểu nào sau đây là sai?

Ta nghe được tiếng vang của âm thanh khi

A. âm phản xạ đến sau âm trực tiếp 1/50s.

B. âm phản xạ đến sau âm trực tiếp 1/5s.

C. tai ta phân biệt được âm phản xạ và âm truyền đến trực tiếp.

D. tiếng nói của ta được phản xạ từ một vách núi ở cách ta 30m.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Lê Quốc Trung
Xem chi tiết
Người không tên
Xem chi tiết
Vũ Thị Hưng - THPT Việt...
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Trân
Xem chi tiết
Phương An Trần Hoàng
Xem chi tiết
Bao Tran
Xem chi tiết
Khánh Vy
Xem chi tiết
Cherry
Xem chi tiết
Hoàng Long
Xem chi tiết