Sinh học 7

Aoko Nakamoro

1 Tại sao lại xếp thằn lằn vào lớp bò sát ?

2 Tại sao tho và chuột lại gặm nhấm khi nó đang no ?

3 vẽ sơ vòng tuần hoàn máu của chị và thỏ ?

4 Đặc điểm cấu tạo của ếch đồng ?

5 So sánh hệ tuần hoàn của thỏ và thằn lằn bóng đuôi dài ?

Quang Duy
23 tháng 3 2017 lúc 18:35

4.- Ếch đồng có các đặc điểm thích nghi với đời sống vừa trên cạn vừa dưới nước như:
+ Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước (giúp bơi nhanh, giảm sức cản của nước) (thích nghi với đời sống ở nước)
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để thở vừa để ngửi) (giúp quan sát được và có thể lấy oxi để thở khj ở dướj nước) (thích nghi với đời sống ở nước)
+ Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí (giúp giảm ma sát khj bơj) (thích nghi với đời sống ở nước)
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ (giúp nhìn tinh, nghe rõ) (thích nghi với đời sống ở cạn)
+ Chi năm phần có ngón chja đốt, linh hoạt (giúp dễ cử động) (thích nghi với đời sống ở cạn)
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) (để bơi) (thích nghi với đời sống ở nước)

- Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn như :
+ Da khô, có vảy sừng bao bọc (ÝN : câu G trong bảng 38.1 SGK trang 125 : Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể)
+ Có cổ dài ( E : Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng)
+ Mắt có mí cử động, có nước mắt. (D : Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô)
+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu (C : Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ)
+ Thân dài, đuôi rất dài (B : Động lực chính của sự di chuyển)
+ Bàn chân có năm ngón có vuốt (A : Tham gia di chuyển trên cạn)

Bình luận (0)
Aoko Nakamoro
23 tháng 3 2017 lúc 18:17

làm ơn giúp mk với

Bình luận (0)
Quang Duy
23 tháng 3 2017 lúc 18:42

5.-Hệ tuần hoàn của thỏ

+Vòng tuần hoàn lớn,nhỏ

+Tim

+Các mạch

+Hệ mao mạch phổi

+Hệ mao mạch ở các cơ quan

-Hệ tuần hoàn của thằn lằn bóng đuôi dài

+Tim ba ngăn

+Các mao mạch phổi

+Mao mạch ở các cơ quan

+Tâm thất trái,tâm thất phải

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
23 tháng 3 2017 lúc 20:21
 Trong số các loài vật gây hại cho người, chuột là kẻ tội to nhất. Không những hòm tủ, quần áo, lương thực... mà cả những công trình kiến trúc cũng bị chúng làm hư hại. Phải chăng chúng đã tiêu hóa hết những gì mình cắn nát?

Thực tế không phải chúng thích ăn đồ vật cứng. Hãy nhìn kỹ xung quanh chỗ hòm, tủ hoặc vật dụng khác bị chuột gặm hỏng thì sẽ thấy ở cạnh đó luôn có một đống nhỏ hạt vụn. Thì ra, chúng làm thế chỉ để giảm bớt khó chịu cho đôi răng cửa của mình.

Răng cửa của các loài động vật nói chung chỉ mọc đến một lúc nào đó thì ngừng lại, còn ở chuột thì không. Đôi răng cửa ở hàm trên và hàm dưới của nó liên tục mọc ra, mỗi tuần có thể vài milimét.

Có thể bạn sẽ nghĩ, nếu răng cửa cứ mọc mãi, miệng chuột sẽ không thể ngậm lại được hay sao? Trên thực tế, tình huống này không bao giờ xảy ra, bởi vì để khắc phục tình trạng đó, chuột đã nhờ cách gặm nhấm vật cứng để mài bớt độ dài của răng. Vì vậy, gặm nhấm thực chất là một kiểu thích nghi sinh học của chúng.

Tại sao răng cửa của chuột mọc dài ra mãi? Chất chủ yếu để hình thành răng là chất răng rắn chắc, ở trong lòng chất răng của mỗi cái răng còn có một xoang rỗng, gọi là xoang tuỷ răng. Lúc động vật còn non nớt, chân của xoang tuỷ răng hở để cho máu và thần kinh đi vào, cung cấp dinh dưỡng cho tế bào răng trong xoang tuỷ. Nhìn chung các động vật khác sau khi răng trưởng thành chân của xoang tuỷ răng bịt kín lại, tế bào chất răng không nhận được chất dinh dưỡng thì ngừng sinh trưởng. Còn chuột và thỏ cái thì xoang tuỷ răng không bị bịt kín, vì thế răng cửa của chúng mọc suốt đời.

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
28 tháng 3 2017 lúc 10:30

4/- Ếch đồng có các đặc điểm thích nghi với đời sống vừa trên cạn vừa dưới nước như:
+ Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước (giúp bơi nhanh, giảm sức cản của nước) (thích nghi với đời sống ở nước)
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để thở vừa để ngửi) (giúp quan sát được và có thể lấy oxi để thở khj ở dướj nước) (thích nghi với đời sống ở nước)
+ Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí (giúp giảm ma sát khj bơj) (thích nghi với đời sống ở nước)
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ (giúp nhìn tinh, nghe rõ) (thích nghi với đời sống ở cạn)
+ Chi năm phần có ngón chja đốt, linh hoạt (giúp dễ cử động) (thích nghi với đời sống ở cạn)
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) (để bơi) (thích nghi với đời sống ở nước)

- Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn như :
+ Da khô, có vảy sừng bao bọc
+ Có cổ dài
+ Mắt có mí cử động, có nước mắt.
+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu
+ Thân dài, đuôi rất dài
+ Bàn chân có năm ngón có vuốt

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
28 tháng 3 2017 lúc 10:31

5/-Ếch
+Phổi:Phổi đơn giản, ít vách ngăn (chủ yếu hô hấp bằng da)
+Tim:Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu pha trộn nhiều hơn
+Thận:Thận giữa, bóng đái lớn
-Thằn lằn
+Phổi có nhiều ngăn ( cơ lien sườn tham gia hô hấp
+Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu ít pha trộn hơn
+Thận sau, xoang huyệt có khả năng hấp thu lại nước

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
ngọc nguyễn
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết
Captain America
Xem chi tiết
Nikki Neko Hiro
Xem chi tiết
ncjocsnoev
Xem chi tiết
Thu Phương
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
Xem chi tiết
Minh Thư
Xem chi tiết
em đen lắm
Xem chi tiết