1. Tại sao có hiện tượng khuếch tán? Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa 2 chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn. Giải thích?
2. Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 15 độ C. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối lượng 500g được nung nóng tới 100 độ C. Biết nhiệt dung riêng của đồng thau và nước lần lượt là 380J/kg.K và 4200J/kg.K
3. Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g đang ở nhiệt độ 100độC vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự can bằng nhiệt là30độC. Hỏi nước nóng len thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài? Nhiệt dung riêng của đồng là 380J(kg.K), nhiệt dung riêng của nước là 4200J/(kg.K)
Để t chém bài 3 trước, bài 1 nên search GG, SGK hay SBT j đó.........
Tóm tắt:
\(m_1=600\left(g\right)=0,6\left(kg\right)\)
\(t_1=100^oC\)
\(c_1=380\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)
\(m_2=2,5\left(kg\right)\)
\(c_2=4200\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)
\(t=30^oC\)
\(\Delta t_2=???\)
Vì nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên:
\(Q_1=Q_2\)
\(\Leftrightarrow\)\(m_1.c_1.\Delta t_1=m_2.c_2.\Delta t_2\)
\(\Leftrightarrow0,6.380.\left(100-30\right)=2,5.4200.\Delta t_2\)
\(\Leftrightarrow\Delta t_2=\dfrac{0,6.380\left(100-30\right)}{2,5.4200}=1,52\left(^oC\right)\)
Vậy nước nóng thêm 1,52oC
Câu 2:
Tóm tắt:
V1= 2 lít => m1= 2kg
m2= 500g= 0,5kg
t1= 15°C
t2= 100°C
-------------------
Nhiệt lượng của nước thu vào:
Q1= m1*C1*(t-t1)= 2*4200*(t-15)
Nhiệt lượng quả cân tỏa ra là:
Q2= m2*C2*(t2-t)= 0,5*380*(100-t)
* Ta có phương trình cân bằng nhiệt:
Q1=Q2
<=> 2*4200*(t-15)=0,5*380*(100-t)
=> t= 16,88°C
=>>> Vậy nước nóng lên tới 16,88°C