Sinh học 8

Nguyễn Bùi Khánh Linh

1) Phân tích đặc điểm cấu tạo của bộ xương người phù hợp với chức năng nó đảm nhận?
2) Có khi nào cả cơ gấp và cơ duổi của cùng một bộ phận cơ thể cùng co/duỗi tối đa
hay không? Vì sao?
3) Tế bào hồng cầu chết được thải ra ngoài bằng cách nào?
4) Khi làm thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tuỷ sống trên ếch bạn Quang vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ.Bằng cách nào nhận biết được đó là loại rễ nào?

T.Thùy Ninh
19 tháng 6 2017 lúc 19:39

Câu 1:

* Bộ xương gồm có 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi.
- Xương sọ ở người có 8 xương ghép lại tạo tra hộp sọ lớn chứa não.
- Xương mặt nhỏ, xương hàm bớt thơ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các vận động ngôn ngữ.
- Cột sống gồm niều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng.
- Các xương sườn gắn với cốt sống và gắn với xương ức tạo thành lồng ngực bảo vệ tim, phổi.
- Xương tay và chân có các phần tương ứng ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau cho phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.

Câu 2 :

- Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt).

Câu 4:

- Có nhiều phương án nhưng đơn giản nhất là kích thích bằng HCL 1%.
+ Nếu không gây co chi nào --> rễ sau (rễ cảm giác) chi đó bị đứt.
+ Nếu chi nào co --> rễ trước (rễ vận động) vẫn còn.
+ Nếu chi đó không co, chi khác co --> rễ trước (rễ vận động) của chi đó bị đứt.

Bình luận (1)
Đạt Trần
19 tháng 6 2017 lúc 19:44

Câu 2:

-Không khi nào cả hai cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
-Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ(trường hơp người bị liệt)

Bình luận (0)
Đạt Trần
19 tháng 6 2017 lúc 19:48

Câu 3:

Sự phá hủy các hồng cầu diễn ra theo trình tự sau: Các phân tử hêmôglôbin được tách ra khỏi tế bào hồng cầu và bị phá vỡ thành các tiểu phân (phần hem chứa sắtphần chứa glôbin, một loại prôtêin); phần hem tiếp đó được phân hủy thành một nguyên tử sắt và một sắc tố màu hơi lục gọi là biliverdin. Máu có thể vận chuyển sắt (hợp nhất với prôtêin) tới mô tạo tế bào máu trong tủy đỏ của xương để sử dụng lại trong tổng hợp hêmôglôbin mới. Mặt khác, gan tích lũy sắt ở dạng một phức prôtêin – sắt. Biliverdin cuối cùng lại ược chuyển hóa thành một sắc tố màu vàng cam gọi là bilirubin. Biliverdin và bilirubin được gan bài tiết dưới dạng sắt tố mật. Sắc tố mật là một chất vô dụng ược chứa trong túi mật. Chúng theo ống dẫn mật xuống ruột rồi được bài tiết ra ngoài cùng với phân.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
20 tháng 6 2017 lúc 13:17

4.Bằng phương án đơn giản nhất, có 3 phép thí nghiệm:
a. Kích thích mạnh chi trước; chi dưới bên nào không co thì rễ trước bên chi đó đã đứt (và ngược lại).
b. Kích thích mạnh lần lượt 2 chi dưới:
Nếu chi nào bị kích thích làm co các chi còn rễ vận động chứng tỏ rễ sau bên đó còn.
+ Nếu không gây co chi nào cá (kể cả các chi trên) chứng tỏ rễ sau bên chi đó bị đứt.

Bình luận (0)
Đạt Trần
19 tháng 6 2017 lúc 19:36

Rảnh quá nhỉ ra sinh 8 cơ mak

Bình luận (1)
Đạt Trần
19 tháng 6 2017 lúc 19:37

Tí làm

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Anh Duy
Xem chi tiết
Lê Văn Đức
Xem chi tiết
Ngô Thị Quỳnh Anh
Xem chi tiết
phuonganh2872
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Vợ Chanyeol Park
Xem chi tiết
Ngô Thị Quỳnh Anh
Xem chi tiết
haylabancuanhau
Xem chi tiết
chu nguyen
Xem chi tiết