Văn bản ngữ văn 7

Thuỳ Ninh

1) những hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến những bai ca dao nào đã học ( hoặc đã biết)

2 ) theo em những bài ca dao đó thể hiện lên những nội dungBài tập Ngữ văn nào?

Nguyễn Hương- Bé Heo
21 tháng 9 2016 lúc 18:53

hình1: mình ko biết

hình 2 : số cô chẳng giàu thì nghèo;ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà;số cô có mẹ có cha;mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông;số cô có vợ có chồng; sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai

hình 3:con mèo nó chèo cây cau; hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà; chú chuột đi chợ đường xa mua mắm mua muối giỗ cha con mèo

hình 2: thể hiện sự cuồng tín, mê tín

hình 3: chỉ sự kính trên

Bình luận (0)
Linh Phương
21 tháng 9 2016 lúc 19:37

a, Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông

 

b, - Số thầy là số lôi thôi 
Quanh năm lận đận, cạy nồi vét xoong. 
Số thầy là số long đong 
Quanh năm thầy chỉ đón non đoán già 
Ốm đau chạy thuốc chạy thang 
Đừng nghe thầy bói mua vàng cúng ma

 

c,

Con mèo mà trèo cây cau 
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà 
Chú chuột đi chợ đàng xa 
Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (7)
Thảo Phương
21 tháng 9 2016 lúc 20:19

a)Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

b)

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn

c)Con mèo trèo lên cây cau 
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà 
Chú chuột đi chợ đàng xa 
Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo

Bình luận (3)
pham maya
21 tháng 9 2016 lúc 19:11

bài 1 là con cò lặn lội bờ ao.....

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Huyền
10 tháng 9 2017 lúc 10:41

Hình 1:

con cò mà đi ăn đêm

đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

ông ơi ông vớt tôi nao

tôi có nòng nào ông hãy xáo măng

có xáo thì xáo nước trong

đừng xáo nước đục đau lòng cò con

- Bài ca dao trên nói về tấm lòng của ngừoi phụ nữ

Hình 2:

Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày 30 tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông

Số cô có vợ có chồng

Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai

_ bài ca dao trên nói về sự mệ tin của ngừoi Việt Nam

HÌnh 3:

Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đằng xa

Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo

_ bài ca dao trên nói về sự khôn khéo và thông minh của ngừoi Việt giống như chú chuột

Bình luận (1)
Phạm Hải Đăng
11 tháng 9 2018 lúc 21:00

A.

Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

Con cò bay lả, bay la..., Con cò bay bổng, bay cao. Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời nay. Con cò thật là gần gũi thân quen với người nông dân.

Con cò hình tượng đẹp trong ca dao. Và mỗi khi nhắc đến con cò với những phẩm chất của nó gợi ta liên tưởng đến hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tụy suốt đời vì chồng vì con.

Người nông dân Việt Nam rất gần gũi và gắn bó với con cò. Họ đã từng xem cò như là bạn. Nhìn đàn cò trắng bay trên cánh đồng bát ngát, lòng người cảm thấy phơi phới lạ thường, quên hết nỗi nhọc nhằn sau một ngày làm việc. Dáng cò mảnh khảnh, thân cò gầy gầy, bộ lông, cò trắng muốt. Cò mang một vẻ đẹp thanh thoát làm sao! Nhìn cò đứng bên bờ ruộng rỉa lông, cò chao liệng trên bầu trời lộng gió ta chợt liên tưởng đến dáng vẻ của người phụ nữ. Cũng cái mảnh dẻ ấy, cũng cái thân gảy gầy ấy, ta bắt gặp ở người phụ nữ nông dân Việt Nam, người mẹ, người vợ của nông thôn ngày xưa nét dịu hiền đằm thắm, thanh thoát nhẹ nhàng như thế đấy!

B. Ốm đau chạy thuốc chạy thang

Đừng nghe thầy bói mua vàng cúng ma.

Thầy bói, thầy cúng là hiện tượng tín ngưỡng trong dân gian, người phương Đông khi có công to việc lớn đều tìm đến thầy bói, thầy cúng để giải quyết. Cho nên giới thầy bói, thầy cúng được kính trọng. Nhưng những vị thầy bói, thầy cúng xưa nay giỏi thì ít mà lừa bịp thì nhiều làm cho người dân khốn khó vì bói toán. Cho nên, ca dao đã phê phán, đả kích mạnh mẽ những thầy bói, thầy cúng lợi dụng để kiếm tiền và ngu dốt. Phù thuỷ, thầy bói, lái trâu Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn Nhân dân quy thầy bói cũng giống như bọn phù thuỷ và bọn lái trâu đều là những kẻ ba hoa, nói dóc và khuyên mọi người đừng nghe những kẻ ấy mà đến cái “đầu lâu” cũng chẳng còn. Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi Hình ảnh thầy cúng ở cạnh giường thờ, miệng thì lẩm bẩm khấn bái và tay sờ đĩa xôi phản ánh sự thực dụng của kẻ lợi dụng thần thánh để kiếm tiền, kiếm ăn. Dựa vào xem tướng, xem số để nói với mọi người về quá khứ, hiện tại, tương lai nhưng câu ca dao chỉ rằng thầy bói xem số cho người, còn số của thầy để cho “ruồi nó bâu”. Hình ảnh so sánh thú vị nhưng phê phán nặng nề hiện tượng xem bói, xem số trong nhân dân làm ảnh hưởng đến đời sống con người. Tử vi xem số cho người Số thầy thì để cho ruồi nó bâu Khi chưa xem bói thì vui, xem rồi thì thấy cái gì cũng xui. Hình ảnh cô gái tiền buộc dải yếm giữ hàng ngày thế mà khi trao cho thầy bói được “cái lo vào mình”. Những thầy bói luôn lấy cái xấu, cái dở để khuyên người này phải kiêng, người này phải tránh, muốn tai qua nạn khỏi thì phải làm lễ cúng, làm phép giải, phép hoá mà cũng chỉ tránh được thôi chưa chắc đã hết hoàn toàn nhưng phần nào cũng giảm. Thế nên: Tiền buộc dải yếm bo bo Trao cho thầy bói đâm lo vào mình. Khi đến cúng cho người mà thầy cúng vẫn chỉ một tâm niệm là phải đựơc con gà, đĩa xôi mang về. Phản ánh hiện tượng các thầy cúng luôn lấy cái ăn làm trọng chứ không phải lấy sự thành kính làm trọng nữa rồi. Chê trách thầy cúng quá thực dụng chỉ biết lợi riêng cho mình mà chẳng làm được tích sự gì chỉ tâm tâm niệm xôi với gà thôi: Chập chập thôi lại cheng cheng Con gà sống thiến để riêng cho thầy Đơm xôi thì đơm cho đầy Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưng. Hiện tượng các thầy bói chỉ biết nói dựa, nói theo mà chẳng hiểu gì về Kinh dịch, âm dương ngũ hành. Những lời phán của thầy chỉ là điều hiển nhiên xưa nay, không xem cũng biết. Câu ca dao chế giễu sự lừa bịp của thầy bói để kiếm tiền: Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi tết thị treo trong nhà Số cô có mẹ có cha Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông Số cô có vợ có chồng Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai. Cơ bản lời thầy bói là đúng chỉ có điều đúng mà không mới mẻ, không ích lợi gì. Về cách nói, chúng ta thấy thầy bói nói nước đôi, ngả nào cũng được (chẳng nghèo thì giàu.. chẳng gái thì trai...); nói dựa (dựa vào tập quán: ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà); nói vòng vo, luẩn quẩn trở lại chuyện đã nói chẳng theo trình tự nào cả. Về nội dung được đề cập thì những vấn đề mà thầy bói nêu đều là chuyện trọng đại của con người: chuyện tài lợi (tiền của, lợi lộc), chuyện phụ mẫu (liên quan cha mẹ), chuyện hôn nhân, tử tôn (lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cháu)... Những điều trên có thể kết hợp lại: thầy bói thường nói về những chuyện quan tâm hàng đầu của con người theo kiểu nước đôi, kiểu nói dựa, chẳng đem lại lợi ích gì, do vậy đó là lời nói nhăng cuội, tuyệt không thể nghe theo. Bài ca dao đã mô phỏng kiểu nói năng của thầy bói qua việc xem số cô nhằm đả kích, cười cợt thầy tức là dùng gậy ông đập lưng ông. Để làm điều này, lời thầy bói phải đúng cách thầy bói, phải loại trừ chuyện chân lý thuộc về thầy và phải hay. Cũng như bài ca dao ở trên, việc thầy bói xem quẻ phán rằng “có động” là do con chó mực “cắn ra đằng mồm”, “người lạ nó cắn, người quen nó mừng”, nhà bà có cái cối xay “bốn chân xuống đất, ngõng ngay lên trời”... Tất cả đều là nói đúng nhưng không có lợi ích gì bởi đó là điều tất yếu của cuộc sống. Chó thì chỉ cắn đằng mồm, cối xay thì chân ở dưới đất là điều hiển nhiên. Đó là sự phê phán thói đoán dựa, đoán nước đôi... Nhưng mở đầu bài ca dao là “nhất hào, nhị hào...” để nói rằng quẻ của thầy tính bằng tiền mà tiền mua những thứ chẳng được tích sự gì, mua cái điều hiển nhiên thì thầy bói chẳng qua là lừa bịp lấy tiền mà thôi! Nhất hào, nhì hào, tam hào... Chó chạy bờ rào... Quẻ này có động! Nhà này có quái trong nhà, Có con chó mục cắn ra đằng mồm. Nhà bà có con chó đen, Người lạ nó cắn, người quen nó mừng. Nhà bà có cái cối xay, Bốn chân xuống đất, ngõng ngay lên trời... Để tổng kết việc phê phán, đả kích giới thầy bói lợi dụng sự mê tín của nhân dân làm điều phi pháp. Câu ca dao khẳng định nếu “hòn đất” mà biết nói năng thì thầy địa lý đến “hàm răng chẳng còn”. Cho thấy việc xem bói, xem số, xem tướng trong dân gian ta còn nặng nề nên cần phải xoá bỏ và hạn chế không để cho những kẻ lợi dụng sự mê tín mà kiếm tiền, lừa gạt mọi người. Người đi xem vừa mất tiền vừa mang lo vào người. Hòn đất mà biết nói năng, Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn. Có thể nói, hiện tượng xem bói, cúng lễ trong đời sống nhân dân ta còn rất nặng nề. Hiện nay, nhiều người vẫn còn mê tín dị đoan, đến đi công tác còn xem ngày, ra đường cũng xem ai đón ngõ, ngày chẵn, ngày lẻ hoặc có công việc gì cũng đi xem bói. Ngay cả khi có người ốm trong nhà cũng đi xem bói, mọi việc đều phụ thuộc vào thầy bói trong khi bản thân mình thì chẳng quyết định được việc gì. Sự mê muội trong cuộc sống và quá tin vào những lời nói giả dối, phỏng đoán của những người lợi dụng việc này để kiếm tiền bất chính, lừa gạt người nhẹ dạ. Mỗi khi gia đình có công việc như tang ma hiếu hỉ thì lời thầy bói lại quan trọng nhất chứ không phải người chủ gia đình quyết định. Lạm dụng vấn đề này hiện nay có rất nhiều người biết một chút về tướng số, tử vi là đem lừa bịp mọi người để lấy tiền hoặc quan trọng hoá vấn đề để kiếm lợi nhuận. Ca dao đã phản ánh những hiện tượng phổ biến trong nhân dân để đấu tranh chống lại những hoạt động mê tín dị đoan, phê phán giới thầy bói, thầy cúng trong xã hội. Đồng thời cũng kêu gọi mọi người dân thức tỉnh, không nên sa đà, lạm dụng việc xem ngày, xem giờ, xem tướng số mà quên đi công việc hàng ngày của con người là lao động, học tập, làm việc nhằm đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội, góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, hiện đại. Ca dao là sự phản ánh trung thực về các lĩnh vực trong đời sống hành ngày của nhân dân lao động. Thông qua tiếng cười để phê phán cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội đương thời. Thầy bói, thầy cúng là những người có đạo đức được xã hội kính trọng nhưng lại không giữ được phẩm chất đạo đức. Trước hiện tượng đó, ca dao đã phê phán, chế giễu thông qua tiếng cười để bài trừ và hướng tới cái đẹp, cái tốt của con người và giữ gìn sự trong sáng của nghề thầy bói, thầy cúng. Từ sự phê phán cái xấu để hướng con người tới cái đẹp, sự chuẩn mực trong cuộc sống của con người. Những kinh nghiệm lịch sử xã hội về đạo đức của con người được phản ánh đậm nét trong ca dao Việt Nam có giá trị lớn trong truyền thụ tư tưởng, đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục. Theo nhà văn Từ Sơn thì “thuần phong mỹ tục Việt Nam là nơi nuôi dưỡng và phát huy lòng yêu nước cho các thế hệ người Việt Nam”, đề cao lòng nhân ái và tình cảm gắn bó với gia đình, họ tộc, nghề nghiệp đến xóm làng, dân tộc, quốc gia và đề cao giá trị đạo đức, coi trọng nhân nghĩa, tôn sư trọng đạo, trọng kẻ hiền tài, đề cao giá trị lao động, đề cao đức tính thuỷ chung, tình cảm gắn bó cộng đồng. Phản ánh theo hướng chân thiện mỹ của văn học dân gian, ca dao phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội nạn mê tín dị đoan đã kết hợp được tính cụ thể với tính khái quát, tính đa dạng phong phú, sinh động với nguyên tắc, nguyên lý của tư tưởng đạo đức, nếp sống, bài học kinh nghiệm và bảo vệ thuần phong mỹ tục Việt Nam theo ý nghĩa tạo nên sức mạnh tinh thần cho việc kế thừa và phát triển đạo đức của dân tộc Việt Nam. Những câu ca dao phê phán mê tín dị đoan có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với sự rèn luyện phát triển nhân cách của mỗi người. Đó là những kinh nghiệm trong cuộc sống để nâng cao nhận thức và hành động về bài trừ mê tín dị đoan, sống có khoa học, đạo lý, nếp sống thuần phong mỹ tục, cách xử thế có tình có lý để sống và hành động theo đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Đó là biết điều đúng, điều tốt để thực hiện, biết điều sai, điều xấu để tránh, luôn giữ vững mối quan hệ với cộng đồng, làng xóm., đồng bào trong xã hội. C.

Con mèo mày trèo cây cau.

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.

Chú chuột đi chợ đằng xa,

Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo

Từ ngày xưa, trong văn học truyền miệng của người Việt đã lưu truyền bài ca dao:

Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?

- Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!

Còn trên thế giới, cùng thể hiện nội dung này, hàng ngày trên màn ảnh nhỏ, chúng ta được xem chương trình hoạt hình phong phú, sinh động và hấp dẫn về đề tài mèo chuột trong phim "Tom và Jerry" của Trung tâm điện ảnh nổi tiếng thế giới Hollywood…

Trở lại, ta thấy bài ca dao được làm theo thể đối đáp quen thuộc trong thơ ca dân gian. Mở đầu là câu hỏi của mèo, đúng hơn là người dẫn chuyện hỏi hộ mèo. Mèo gọi chuột bằng chú, chú chuột nghe thật thân thiết! Lời hỏi thăm của mèo nhẹ nhàng, tình cảm: Đi đâu vắng nhà? Lời đáp của chuột lại còn nhẹ nhàng, tình cảm hơn: Đi chợ đường xa / Mua mắm mua muối… để về làm giỗ. Cất công lặn lội đi chợ đường xa để mua các thức về làm giỗ; không phải làm giỗ ông bà nhà mình mà làm giỗ cha của mèo! Ở đây phảng phất như chuyện nghĩa tình (thăm hỏi, làm giỗ…)

Nhưng đọc kỹ bài ca dao mới thấy thâm ý nằm ở tầng nghĩa thứ hai:

Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?

Mèo đi thăm chuột, nghe thật mỉa mai. Mèo đi tìm bắt chuột thì có! Cách dùng từ "hỏi thăm", "chú chuột" nói lên sự dối trá, tinh quái của mèo. Nhưng chú chuột tinh khôn không bị lừa. Ta như nghe tiếng chú chuột nhắt láu lỉnh, nấp ở đâu đó nói vọng ra:

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!

Chuột coi mèo là "ông Ọ", "ông Kẹ", là kẻ thù "không đội trời chung" thì làm gì có chuyện chuột đi sắm cỗ cúng mèo? Mua thức cúng sao không nói là mua thịt mua cá, mà lại nói là mua mắm mua muối? Mắm muối thì chợ nào chẳng có mà phải đi chợ đường xa để mua? Câu cuối mới thật đau cho mèo: Nếu đọc nhấn mạnh ba tiếng sau cùng thì chẳng khác gì một tiếng chửi: cha con mèo! Rõ ràng chuột đã nói kháy mèo, nói cho bõ ghét, nói cho hả giận! "Đi chợ đường xa", nghĩa là chuột muốn nói với mèo rằng mình đã cao chạy xa bay rồi, không tóm được đâu! Mua mắm mua muối là để muối mắm lão mèo chăng? Mèo tinh ranh nhưng chuột còn tinh ranh hơn. Ở đây, chuột đã biết dùng "gậy ông đập lưng ông", lấy ngay chuyện hỏi thăm của mèo để chửi mèo! Kết thúc là cảnh mèo bị bẽ mặt, nhảy từ cây cau xuống, cúp đuôi chuồn thẳng, còn chuột thì đắc thắng cười giòn! Thế là chú chuột nhỏ bé tinh khôn đã thắng lão mèo to xác hung dữ; một kết thúc có hậu.

Bài ca dao "Con mèo mà trèo cây cau" được thể hiện một cách tự nhiên, dễ nhớ, dễ thuộc; câu chữ vừa đủ, không thừa, không thiếu, lại như một hoạt cảnh ngắn sinh động. Trẻ em tìm thấy ở đây một mẩu chuyện vui, hấp dẫn về những con vật quen thuộc; người lớn thấy ở bài ca dao triết lý nhẹ nhàng, giàu tính nhân văn của ông cha mình. Chính vì vậy mà bài ca dao này được cả trẻ em và người lớn đều nhớ, đều thuộc; được truyền tụng trong dân gian từ đời này sang đời khác hàng trăm năm nay.

Bài văn chỉ mang tính chất thâm khảo. bạn đọc đi nha

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phan Thùy Linh
Xem chi tiết
Phạm Phương Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
Dora Doraemon
Xem chi tiết
Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên An
Xem chi tiết
Hoàng Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên An
Xem chi tiết
Hoàng Phương Oanh
Xem chi tiết