1) Nhiệt phản hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và CaCO3 thu được 3,52 gam chất rắn B và khí C . Cho toàn bộ khí C hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 7,88 gam kết tủa . Đun nóng tiếp dung dịch lại thấy tạo thêm 3,94 gam kết tủa.
a) Tìm m
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
2) Cho 45 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí sinh ra được hấp thụ trong một cốc có chứa 500 mL dung dịch NaOH 1,5 M tạo thành dung dịch X . Tính khối lượng từng chất có trong dung dịch X.
3) Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam muối cacbonat một kim loại hoá trị 2 thu được khí B và chất rắn A . Hấp thụ toàn bộ B vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,001M thu được 19,7 gam kết tủa.
a) Xác định công thức muối cacbonat .
b) Tính khối lượng của A.
4) Sục 0,56 lít CO2 (đktc) vào 200 mL dung dịch hỗn hợp NaOH 0,16M và Ca(OH)2 0,02M . Tính khối lượng kết tủa thu được .
Bài 2 : Theo đề bài ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}nCaCO3=\dfrac{45}{100}=0,45\left(mol\right)\\nNaOH=1,5.0,5=0,75\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Ta có PTHH 1 :
\(CaCO3+2HCl\rightarrow CaCl2+H2O+CO2\uparrow\)
0,45mol.....................................................0,45mol
Ta lập tỉ lệ : \(T=\dfrac{nNaOH}{nCO2}=\dfrac{0,75}{0,45}\approx1,7< 2\)
Ta có 1 < T < 2 => Sản phẩm tạo thành là 2 muối
Gọi x ,y lần lượt là số mol của CO2 tham gia vào 2 pt tạo 2 muối
PTHH :
(2) CO2 + 2NaOH \(\rightarrow\) Na2CO3 + H2O
x mol....... 2x mol........ xmol
(3) CO2 + NaOH \(\rightarrow\) NaHCO3
ymol......y mol ......... ymol
Ta có 2 pt : \(\left\{{}\begin{matrix}x+y=0,45\left(a\right)\\2x+y=0,75\left(b\right)\end{matrix}\right.\)
Giải ra ta được : \(\left\{{}\begin{matrix}x=0,3\left(mol\right)\\y=0,15\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Dung dịch X là gồm Na2CO3 và NaHCO3
=> mNa2CO3 = 0,3 .106 = 31,8 g
mNaHCO3 = 0,15 . 84 = 12,6 g
Vậy....
1) Chép thiếu đề rồi bạn?! Thếu thể tích dung dich ba(OH)2
hỖN HỢP A: \(\left\{{}\begin{matrix}MgCO_3:a\left(mol\right)\\CaCO_3:b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(MgCO_3\left(a\right)-t^o->MgO\left(a\right)+CO_2\left(a\right)\)\(\left(1\right)\)
\(CaCO_3\left(b\right)-t^o->CaO\left(b\right)+CO_2\left(b\right)\)\(\left(2\right)\)
Chất rắn B: \(\left\{{}\begin{matrix}MgO:a\left(mol\right)\\CaO:b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow40a+56b=3,52\left(I\right)\)
Khí C: \(CO_2:\left(a+b\right)\left(mol\right)\)
Khi Cho toàn bộ khí C hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 7,88 gam kết tủa . Đun nóng tiếp dung dịch lại thấy tạo thêm 3,94 gam kết tủa.
Chứng tỏ khi cho C hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 thu được hai muối
\(CO_2\left(0,04\right)+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaCO_3\left(0,04\right)+H_2O\)\(\left(3\right)\)
\(2CO_2\left(0,04\right)+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow Ba\left(HCO_3\right)_2\left(0,02\right)\)\(\left(4\right)\)
\(n_{BaCO_3}\left(pthh3\right)=\dfrac{7,88}{197}=0,04\left(mol\right)\)
Theo (3) \(n_{CO_2}\left(pthh3\right)=0,04\left(mol\right)\)
Khi đun nóng tiếp dung dịch thì:
\(Ba\left(HCO_3\right)_2\left(0,02\right)-t^o->BaCO_3\left(0,02\right)+CO_2+H_2O\)\(\left(5\right)\)
\(n_{BaCO_3}\left(pthh5\right)=\dfrac{3,94}{197}=0,02\left(mol\right)\)
Theo (5) \(n_{Ba\left(HCO_3\right)_2}=0,02\left(mol\right)\)
Theo (4) \(n_{CO_2}\left(pthh4\right)=0,04\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\sum n_{CO_2}=0,08\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow a+b=0,08\left(II\right)\)
Từ (I) và (II) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,06\\b=0,02\end{matrix}\right.\)
=> Giá trị m
Theo đề bài ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}nNaOH=0,02.0,2=0,004\left(mol\right)\\nCa\left(OH\right)2=0,16.0,2=0,032\left(mol\right)\\nCO2=\dfrac{0,56}{22,4}=0,025\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Vì các muối của Na đều tan nên chỉ có Ca(OH)2 tác dụng với CO2 tạo kết tủa .
Ta có tỉ lệ :
\(T=\dfrac{nCa\left(OH\right)2}{nCO2}=\dfrac{0,032.2}{0,025}=2,56>2\)
Ta có T > 2 => Sẩn phẩm là CaCO3
Ta có PTHH :
CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
0,025mol.................0,025mol
=> mCaCO3 = 0,025. 100 = 2,5 (g)
Vậy khối lượng kết tủa thu được là 2,5 g
LƯU Ý : Khi sét tỉ lệ T của dung dịch kiềm 2 vs oxit (CO2 hoặc SO2 ) thì phải gấp đôi số mol của dd kiềm 2 đó vì có 2 nhóm( OH )
1. Gọi x,y lần lượt là số mol của MgCO3; CaCO3
\(MgCO_3\rightarrow MgO+CO_2\) (1)
x \(\leftarrow\) x \(\rightarrow\) x
\(CaCO_3\rightarrow CaO+CO_2\) (2)
y \(\leftarrow\) y \(\rightarrow\) y
(1)(2) \(\Rightarrow40x+56y=3,52\) (*)
\(n_{BaCO_3}=\dfrac{7,88}{197}=0,04\left(mol\right)\)
Pt: \(CO_2+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaCO_3\) (3)
\(0,04mol\leftarrow\) \(0,04mol\leftarrow\)0,04mol
-Pt: \(2CO_2+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow Ba\left(HCO_3\right)_2\) (4)
\(0,04mol\rightarrow0,02mol\rightarrow0,02mol\)
\(n_{BaCO_3}=\dfrac{3,94}{197}=0,02\left(mol\right)\)
\(Ba\left(HCO_3\right)_2-t^0\rightarrow BaCO_3+CO_2+H_2O\)
0,02mol \(\leftarrow0,02mol\)
(3)(4) \(\Rightarrow\Sigma_{n_{CO_2}}=0,04+0,04=0,08\left(mol\right)\) (**)
(*)(**)\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}40x+56y=3,52\\x+y=0,08\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,06\\y=0,02\end{matrix}\right.\)
\(m_{MgCO_3}=0,06.84=5,04\left(g\right)\)
\(m_{CaCO_3}=0,02.100=2\left(g\right)\)
\(\Rightarrow\Sigma_m=5,04+2=7,04\left(g\right)\)
\(n_{Ba\left(OH\right)_2}=0,02+0,04=0,06\left(mol\right)\)
Do đề thiếu phần V của Ba(OH)2 cho nên không tính được :v