1.
- Giai cấp tư sản mới ra đời, có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng.
- Những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới.
- Giáo lí Ki-tô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.
- Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục lại văn hóa cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, mặt khác cũng muốn góp phần xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật.
2.
- Được khởi xướng ở Đức và nhanh chóng lan rộng sang Thụy Sĩ, Pháp, Anh,… và có tầm ảnh hưởng lớn trong nhân dân.
- Đạo Ki-tô bị phân hóa thành hai giáo phái: Tân giáo và Cựu giáo luôn luôn mâu thuẫn và xung đột nhau.
- Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc “chiến tranh nông dân Đức”) - cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống chế dộ phong kiến.