Bài 17. Ôn tập chương II và chương III

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hello hello

1. nêu và nhận xét tình hình xã hội thời lê và thời đinh tiền lê và thời lý?

2. vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời ngô , đinh tiền lê và nhận xét

3. nêu năm thành lập của nhà ngô , đinh tiền lê và thời lý

4.trình bày những nét chình về cơ sở kinh tế xã hội của chế độ phong kiến

5. lý thường kiệt cho quân đánh sang đất tống nhằm mục đích gì

6. đánh giá nét đọc đáo trong cách đánh giặc của lý thường kiệt

7. vì sao ngô quyền quyết định bỏ chức tiết lộ sứ

8. tại sao lý thương kiệt lại chủ động giảng hòa cuộc kháng chiến chống tống ( 1075-1077)

9. vì sao nhà tống quyết tâm xâm lược đại việt

10. vì sao thái hậu dương văn nga khoác áo bào cho lê hoàn

11. tại sao lê hoàn lại suy tôn lê làm vua

12. đinh độ lĩnh đã làm gì để dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước

lm nhanh hộ mk với mk đng cần gấp

lương thanh tâm
15 tháng 11 2018 lúc 21:22

2,

* Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã tiến hành tổ chức bộ máy nhà nước:

Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự. Đặt ra các chức quan văn, quan võ Ở địa phương có các thứ sử

Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập

Từ bộ máy nhà nước đó ta có nhận xét:

Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (Chính trị, ngoại giao, quân sự). Dưới vua có các quan văn, quan võ Ở địa phương, các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sứ.

*

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đinh-Tiền Lê:

Nhận Xét: Qua đây ta có thể thấy rằng bộ máy nhà nước vẫn còn đơn giản, chưa chặt chẽ.

lương thanh tâm
15 tháng 11 2018 lúc 21:26

3,

- Triều đại nhà Ngô (939 – 965) trị vì 25 năm

- Triều đại nhà Đinh (968 – 980) trị vì 12 năm

- Triều đại nhà Tiền Lê (980 – 1009) trị vì 29 năm

- Nhà Tiền Lý (544-602) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam. Nhà Tiền Lý kéo dài 58 năm

lương thanh tâm
15 tháng 11 2018 lúc 21:29

5,

Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành hai đạo quân thuỷ, bộ bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ờ Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu (Trung Quốc), rồi rút về.

Mục đích: đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc để quân giặc không ngờ tới, qua đó làm hao tổn phần nào lực lượng của giặc

lương thanh tâm
15 tháng 11 2018 lúc 21:31

6,

- Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc.
- Tấn công quyết liệt.
- Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.
- Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.
- Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

lương thanh tâm
15 tháng 11 2018 lúc 21:35

7,

Tiết độ sứ là tên của một chức có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì vậy Ngô Quyền đã bỏ chức tiết độ xứ của mình ý khẳng định đất nước không lệ thuộc vào Trung Quốc, khẳng định lòng yêu nước của Ngô Quyền. Thêm một ý phụ nữa là Ngô Quyền xưng vương là vì muốn khẳng định chủ quyền dân tộc.

lương thanh tâm
15 tháng 11 2018 lúc 21:36

9,

- Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn về đối ngoại, vì thế nhà Tống muốn dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết những cuộc khủng hoảng trong nước.

- Nhà Tống muốn dùng chiến công để trấp áp phe đối lập trong triều, lai nước biên cương ở phía Bắc là Liêu – Hạ và các cuộc đổi với nhân dân trong nước.

lương thanh tâm
15 tháng 11 2018 lúc 21:38

11,

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị giết hại -> Nhà Đinh lục đục -> Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta. Vua thì còn quá nhỏ, còn ông thì có tài và được nhân dân suy tôn, ủng hộ ->Lê Hoàn lên ngôi vua

lương thanh tâm
15 tháng 11 2018 lúc 21:40

12,

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đỏ ờ Hoa Lư (Ninh Bình).
- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt ; xây dựng cung điện, đúc tiền... sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
+ Dẹp "Loạn 12 sứ quân" : liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác, dẹp tan "Loạn 12 sứ quân".
+ Xoá bỏ tình trạng phân tán, cát cứ ở các địa phương, đất nước trở nên yên bình, thống nhất.

Nguyễn Lê minh5
15 tháng 11 2018 lúc 23:53

có ai giúp câu 4 ko?


Các câu hỏi tương tự
nguyễn thị thùy dung
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh Thư
Xem chi tiết
hải anh
Xem chi tiết
Châu Nguyễn
Xem chi tiết
hải anh
Xem chi tiết
Ha Anh le Hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hà
Xem chi tiết
Linh đang ôn thi hsg
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng
Xem chi tiết