Địa lý Việt Nam

Sury Phạm

1, Nêu đặc điểm đồi núi Đông Bắc.

2, Trình bày tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta.

3, Nêu đặc điểm đồi núi Tây Bắc.

4, Trình bày đặc điểm chung sông ngòi nước ta.

5, Phân tích đặc điểm chung của sinh vật nước ta. Vì sao sinh vật nước ta phong phú, đa dạng.

Giúp mình vs nhé

Nguyen
17 tháng 4 2019 lúc 22:14

Bầu trời nhiệt đới quanh năm chan hòa ánh nắng đã cung cấp cho nước ta một nguồn nhiệt năng to lớn. Bình quân lm - lãnh thổ nhận được trên một triệu kilô calo, Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ trong một năm.
Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21°c trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam.

Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió.
Gió mùa đã mang đến cho nước ta một lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).
Một số nơi do điều kiện địa hình, lượng mưa hàng năm tăng lên rất cao như Bắc Quang (Hà Giang) 4802 mm, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) 3552 mm, Huế 2867 mm và Hòn Ba (Quảng Nam) 3752 mm.

Tiêu chí

Đông Bắc

Tây Bắc

Phạm vi

ở tả ngạn sông Hồng

hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

Hướng núi

- Vòng cung.

- Với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông (sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn).

Hướng Tây Bắc – Đông Nam

Độ cao

- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, trung bình 600 – 700 m.

- Độ cao có xu hướng giảm dần từ Tây Bắc về Đông Nam.

- Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước với rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m.

Điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipăng cao 3143 m).

Hình thái núi

- Một số đỉnh núi cao >2000 m, nằm ở thượng vòm sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều LiTi, Puthaca).

- Trung tâm là đồi núi thấp với độ cao trung bình 500 – 600 m, ven biển độ cao

- Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng của các hệt thống sông: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

Chia thành 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam:

- Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao độ sộ.

- Phía Tây là vùng núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao.

- Ở giữa thấp hơn là hệ thống các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là dãy núi đá vôi từ Ninh Bình đến Thanh Hóa (CN. Sín Chải,Mộc Châu, Sơn La…).

- Cùng hướng các dãy núi là hướng các thung lũng sông: sông Đà, sông Mã.

4.

Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.

d ) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.

5.

Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam

Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng vé công dụng của các sản phẩm sinh học.
Trên đất nước ta, những điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật khá thuận lợi. Hoàn cảnh đó đã tạo nên trên đất liền một đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông một khu hệ sinh vật biến nhiệt đới vô cùng giàu có.
Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá. biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.

Bình luận (3)
Joy Savle
18 tháng 4 2019 lúc 21:43

Câu 1 : Đặc điểm đồi núi Đông Bắc
- Nằm ở tả ngạn Sông Hồng với 4 cánh cung lớn ( S.Gâm , Ngân Sơn ,Bắc Sơn , Đông Triều ) Chụm ở Tam Đảo , mở về phía bắc và phía đông
-Núi thấp chủ yếu theo hướng vòng cung, cùng với dông Cầu , S.Thương và S.Lục Nam
- Hướng nghiêng Tây Bắc Đông Nam , cao ở phía Tây Bắc như Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp Cao trung bình 500-600m , giáp đồng bằng là vùng đồi núi trung du dưới 100m

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ctuu
Xem chi tiết
_san Moka
Xem chi tiết
HarryVN
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
Hằng Trương thị thu
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hiền
Xem chi tiết
/happdanh Danhkisayhello
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kiều An
Xem chi tiết
Đặng Nhật Huy
Xem chi tiết