1. Nêu đặc điểm của trùng kiết lỵ và trùng sốt rét?
Nêu đặc điểm chung của nghành động vật nguyên sinh?
3. Nêu vai trò thực tiễn của nghành chân khớp? Nêu ví dụ cụ thể?
4.Nêu cấu tạo trong của cá chép?
5. Cơ thể tôm được chia ra làm mấy phần? Trình bày cấu tạo và chức năng của mỗi phần? Lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố vỏ có ý nghĩa gì trong đời sống của tôm?
6. Trùng roi giống và khác nhau thực vật ở điểm nào?
7. Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ có hiệu quả nhất?
8. Nêu đặc điểm và cấu tạo ngoài thích nghi với môi trường sống của cá chép?
câu 1:
Trùng kiết lị : nuốt hồng cầu lấy chất dinh dưỡng
Trùng sốt rét : chui vào hồng cầu lấy chất dinh dưỡng
câu 2
Đặc điểm chung là
- Cấu tạo từ 1 tế bào
- Sinh sản vô tính và hữu tính
- Dinh dưỡng : dị dưỡng
- Kích thước hiển vi.
câu 3:
1) Đặc điểm chung
- Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực và bụng.
- Phần đầu có một đôi râu, phần ngực cò ba đôi chân và hai đôi cánh.
- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển, biến thái khác nhau.
2) Vai trò thực tiễn
- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật,...
- Làm thực phẩm: châu chấu, ấu trùng ong, ấu trùng ve sầu,...
- Thụ phấn cây trồng: ong, ruỗi, bướm,...
- Thức ăn cho động vật khác: muỗi, ruồi, bọ gậy,...
- Diệt các sâu hại: bọ ngựa, ong mắt đỏ,...
- Hại ngũ cốc: châu chấu,...
- Truyền bệnh: ruồi, muỗi,...
câu 4:
https://hoc24.vn/ly-thuyet/cac-lop-ca-bai-33-cau-tao-trong-cua-ca-chep.1792/
câu 5:
Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bẽn trong. Nhờ sắc tố cơ thể, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù,................................. mk biết mỗi cái này
câu 6:
- Giống nhau :
+ Dinh dưỡng bằng cách tự dưỡng
+ Đều có cấu tạo từ tế bào
+ Lớn lên và sinh sản
- Khác nhau
Trùng roi : Có thể dinh dưỡng theo cách dị dưỡng khi không có ánh sánh , có khả năng đi chuyển , có hệ thần kinh và giác quan
Thực vật : Chỉ có thể dinh dưỡng bằng cách tự dưỡng , không có khả năng di chuyển , khong có hệ thần kinh và giác quan
câu 7:
Cách tự vệ: Khi gặp nguy hiểm, trai co chân khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong.
- Cấu tạo của trai đảm bảo cách tự vệ có hiệu quả: Nhờ vỏ cứng rắn và 2 cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thu không thể bỏ vỏ ra để ăn phần mềm của cơ thể trai.
câu 8:
Cơ thể gồm có 3 phần: + Đầu : Mắt, lỗ mũi, miệng, râu và nắp mang + Mình: Vây lưng, vây ngực và vây bụng + Khúc đuôi: Vây đuôi, vây hậu môn - Đặc điểm cấu tạo ngoại thích nghi với môi trường nước:
Đặc điểm cấu tạo ngoài |
Ý nghĩa thích nghi |
1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân |
Giúp làm giảm sức cản của nước |
2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước |
Giúp mắt cá không bị khô |
3. Vảy cá có da bao bọc, trong da có tuyến tiết chất nhày |
Giảm ma sát với môi trường nước |
4. Vảy cá xếp như ngói lợp |
Giúp cá dễ dàng di chuyển theo chiều ngang |
5. Vây cá gồm nhiều tia vây, căng bởi màng da mỏng khớp động với thân |
Có tác dụng như mái chèo. |
Câu 3: Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp
* Có lợi: - Làm thực phẩm: Tôm, cua
- Thụ phấn cho cây trồng: Ong, bướm
- Bắt sâu bọ có hại: Nhện chăng lưới, bọ cạp
- Nguyên liệu làm mắm: Tôm, tép
- Xuất khẩu: Tôm hùm, tôm sú
* Có hại: - Làm hại cây trồng: Nhện đỏ
- Làm hại đồ gỗ trong nhà: Mối
- Có hại cho giao thông đường thủy: Con sun
- Truyền nhiều bệnh nguy hiểm: Ruồi, muỗi
Chúc bạn học tốt