Mở đầu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Adorable Angel

1. Nêu cách phòng bệnh giun sán kí sinh? Tại sao tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa cao?

2. Nêu những đặc điểm cấu tạo của sán lá gan? Viết vòng đời phát triển của sán lá gan?

Đỗ Thanh Hải
23 tháng 10 2017 lúc 12:11

Cách phòng chống:

Tẩy giun từ 1 đến 2 lần trong năm

Không ăn các thức ăn sống, tái

Không đi chân trần ở những vùng nước bị ô nhiễm

Không chơi ở dưới đất

Khánh Ngọc
23 tháng 10 2017 lúc 13:19

1.

- Biện pháp:

*Đối với người:

+ Vệ sinh thực phẩm :
+ Ăn chín , uống sôi, không ăn gỏi cá, thịt tái ( thịt bò , thịt lợn)
+ Chú ý không dùng các loại rau tưới bằng phân bắc ( phân người) vì có chứa trứng giun sán
+ Các loại rau thủy sinh cũng có thể chứa các ấu trùng của các loại sán
+ Không ăn thịt bò, lợn gạo .
+ Rửa sạch hoa quả trước khi ăn
+ Vệ sinh cá nhân
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+Trẻ nhỏ không cho chơi lê la trên đất cát , không cho mặc quần yếm hở mông và giáo dục bỏ thói quen mút tay ( giun kim)
+ Ngủ mùng tránh bị muỗi đốt gây bệnh giun chỉ .
+ Không đi chân không trên đất cát , đất trồng trọt ( tránh bệnh giun móc)
+ Tránh đắp lá cây , nhái sống vào mắt khi bị đau mắt đỏ ( một số vùng còn phong tục này , có thể bị bệnh sán nhái)

+ Mỗi 6 tháng uống thuốc tẩy giun 1 lần ( Fugacar 1 viên đối với người lớn và trẻ em > 2tuổi)

+ Diệt ruồi nhặng

+ Vệ sinh cơ thể, môi trường

+ Không tắm ở nhưng nơi có ao tù nước đọng

*Đối với động vật:

+ Ủ khô thức ăn

+ Xổ giun, sán

+ Hạn chế chăn thả ngoài thiên nhiên, ở môi trường ngập nước,...

+ Tiêu diệt vật chủ trung gian: ốc ruộng,....

- Người mắc bệnh giun đũa nhiều là vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi. ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân tươi tưới rau. ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...).

2.

- Đặc điểm cấu tạo

+ Hình lá, dẹp, dài 2-5cm, màu đỏ máu

+ Giác bám phát triển, mắt và lông bơi tiêu giảm

+ Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển

- Vòng đời

Trứng sán nước ấu trùng có lông chui ốc ruộng Ấu trùng có đuôi Kén sán bám vào cây cỏ Trâu bò nhiễm sán


Khánh Ngọc
23 tháng 10 2017 lúc 13:22

Vòng đời:

Trứng sán gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.

Ấu trùng chui vào sống kí sinh ở ốc ruộng, sỉnh sản thành nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời ốc bám vào cây cỏ, bèo và thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng tạo thành kén sán.

Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm sán lá gan.


Các câu hỏi tương tự
NgGiaPhúc^^
Xem chi tiết
anime123
Xem chi tiết
kamie snow
Xem chi tiết
Phú Đào Tấn
Xem chi tiết
kamie snow
Xem chi tiết
Trần Đăng Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Yến
Xem chi tiết
Nyn kid
Xem chi tiết
Lê Thị Trang
Xem chi tiết