Luyện tập tổng hợp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hello hello

1. Nêu cách dùng cấu trúc và trạng từ đi kèm của thời hiện tại đơn, hiện tai tiếp diễn

2. Nêu cách dùng cấu trúc và trạng từ đi kèm của thời tương lai đơn

3. Nêu cấu trúc cách dùng và trạng từ đi kèm của thời quá khứ đơn

4. Nêu các cách diễn đạt gợi ý đã học và cho ví dụ

5. Nêu cấu trúc so sánh hơn và bậc nhất của tính từ và cho ví dụ

6. Nêu cách hỏi và trả lời về giá cả

7. Cho ví dụ nêu cách chuyển từ there is, there are sang have và has

8. Nêu các cách diễn đạt về sở thích mà em đã học

9. Kể tên các động từ huyết thiếu đã học cho ví dụ

10. Nêu cách chuyển từ danh từ số ít sang danh từ số nhiều và cách phát âm danh từ số nhiều cho ví dụ

11. Nêu cách hỏi và trả lời về số lượng

12. Nêu các trạng từ chỉ tầm xuất đã học . Cách đặt câu hỏi cho các trạng từ chỉ tầm xuất đó

Nguyễn Ngô Minh Trí
15 tháng 12 2017 lúc 17:10

Câu 1

1. Khẳng định:

S + am/ is/ are + V-ing

Trong đó: S (subject): Chủ ngữ

am/ is/ are: là 3 dạng của động từ “to be”

V-ing: là động từ thêm “–ing”

CHÚ Ý:

– S = I + am

– S = He/ She/ It + is

– S = We/ You/ They + are

Ví dụ:

– I am playing football with my friends . (Tôi đang chơi bóng đá với bạn của tôi.)

– She is cooking with her mother. (Cô ấy đang nấu ăn với mẹ của cô ấy.)

– We are studying English. (Chúng tôi đang học Tiếng Anh.)

Ta thấy động từ trong câu sử dụng thì hiện tại tiếp diễn cần phải có hai thành phần là: động từ “TO BE” và “V-ing”. Với tùy từng chủ ngữ mà động từ “to be” có cách chia khác nhau.

2. Phủ định:

S + am/ is/ are + not + V-ing

CHÚ Ý:

– am not: không có dạng viết tắt

– is not = isn’t

– are not = aren’t

Ví dụ:

– I am not listening to music at the moment. (Lúc này tôi đang không nghe nhạc.)

– My sister isn’t working now. (Chị gái tôi đang không làm việc.)

– They aren’t watching the TV at present. (Hiện tại tôi đang không xem ti vi.)

Đối với câu phủ định của thì hiện tại tiếp diễn ta chỉ cần thêm “not” vào sau động từ “to be” rồi cộng động từ đuôi “–ing”.

3. Câu hỏi:

Am/ Is/ Are + S + V-ing ?

Trả lời:

Yes, I + am. – Yes, he/ she/ it + is. – Yes, we/ you/ they + are.

No, I + am not. – No, he/ she/ it + isn’t. – No, we/ you/ they + aren’t.

Đối với câu hỏi ta chỉ việc đảo động từ “to be” lên trước chủ ngữ.

Ví dụ:

Are you doing your homework? (Bạn đang làm bài tập về nhà phải không?)

Yes, I am./ No, I am not.

Is he going out with you? (Anh ấy đang đi chơi cùng bạn có phải không?)

Yes, he is./ No, he isn’t.

Lưu ý:

Thông thường ta chỉ cần cộng thêm “-ing” vào sau động từ. Nhưng có một số chú ý như sau:

Với động từ tận cùng là MỘT chữ “e”:

– Ta bỏ “e” rồi thêm “-ing”.

Ví dụ: write – writing type – typing come – coming

– Tận cùng là HAI CHỮ “e” ta không bỏ “e” mà vẫn thêm “-ing” bình thường.

Với động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT PHỤ ÂM, trước là MỘT NGUYÊN ÂM

– Ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ing”.

Ví dụ: stop – stopping get – getting put – putting

– CHÚ Ý: Các trường hợp ngoại lệ: beggin – beginning travel – travelling prefer – preferring permit – permitting

Với động từ tận cùng là “ie”

– Ta đổi “ie” thành “y” rồi thêm “-ing”. Ví dụ: lie – lying

Các trạng từ : now , right now , at present ,...

Nguyễn Ngô Minh Trí
15 tháng 12 2017 lúc 19:04

Câu 9

* Đặc tính chung của Động từ khuyết thiếu (Modal verbs)

1. Cấu trúc chung:

S + Modal Verbs + V(bare-infinitive)

(bare-infinitive: động từ nguyên thể không “to”)

Ex: They can speak French and English.

2. Không biến đổi dạng thứ trong các ngôi.

He can use our phone. (He cans use your phone)

3. Tồn tại ở thì Hiện tại và thì Quá khứ đơn.

She can cook meals.

She could cook meals when she was twelve.

I. CAN – COULD

A. CAN

CAN chỉ có 2 thì: Hiện tại và Quá khứ đơn. Những hình thức khác ta dùng động từ tương đương “be able to”. CAN cũng có thể được dùng như một trợ động từ để hình thành một số cách nói riêng.

1. CAN và COULD có nghĩa là “có thể”, diễn tả một khả năng (ability).

Can you swim?

She could ride a bicycle when she was five years old.

2. Trong văn nói (colloquial speech), CAN được dùng thay cho MAY để diễn tả một sự cho phép (permission) và thể phủ định CANNOT được dùng để diễn tả một sự cấm đoán (prohibition).

In London buses you can smoke on the upper deck, but you can’t smoke downstairs.

3. CAN cũng diễn tả một điều có thể xảy đến (possibility). Trong câu hỏi và câu cảm thán CAN có nghĩa là ‘Is it possible…?’

Can it be true?

It surely can’t be four o’clock already!

4. CANNOT được dùng để diễn tả một điều khó có thể xảy ra (virtual impossibility).

He can’t have missed the way. I explained the route carefully.

5. Khi dùng với động từ tri giác (verbs of perception) CAN cho ý nghĩa tương đương với thì Tiếp diễn (Continuous Tense).

Listen! I think I can hear the sound of the sea. (không dùng I am hearing)

B. COULD

1. COULD là thì quá khứ đơn của CAN.

She could swim when she was five.

2. COULD còn được dùng trong câu điều kiện.

If you tried, you could do that work.

3. Trong cách nói thân mật, COULD được xem như nhiều tính chất lịch sự hơn CAN.

Can you change a 20-dollar note for me, please?

Could you tell me the right time, please?

4. COULD được dùng để diển tả một sự ngờ vực hay một lời phản kháng nhẹ nhàng.

His story could be true, but I hardly think it is.

I could do the job today, but I’d rather put it off until tomorrow.

5. COULD – WAS/WERE ABLE TO

– Nếu hành động diễn tả một khả năng, một kiến thức, COULD được dùng thường hơn WAS/WERE ABLE TO.

He hurt his foot, and he couldn’t play in the match.

The door was locked, and I couldn’t open it.

– Nếu câu nói hàm ý một sự thành công trong việc thực hiện hành động (succeeded in doing) thì WAS/WERE ABLE TO được sử dụng chứ không phải COULD.

I finished my work early and so was able to go to the pub with my friends.

II. MAY – MIGHT

1. MAY và dạng quá khứ MIGHT diễn tả sự xin phép, cho phép (permission).

May I take this book? – Yes, you may.

She asked if she might go to the party.

2. MAY/MIGHT dùng diễn tả một khả năng có thể xảy ra hay không thể xảy ra.

It may rain.

He admitted that the news might be true.

3. Dùng trong câu cảm thán, MAY/MIGHT diễn tả một lời cầu chúc.

May all your dreams come true!

Trong cách dùng này có thể xem MAY như một loại Bàng Thái cách (Subjunctive).

4. MAY/MIGHT dùng trong mệnh đề theo sau các động từ hope (hy vọng) và trust (tin tưởng).

I trust (hope) that you may find this plan to your satisfaction.

He trust (hoped) that we might find the plan to our satisfaction.

5. MAY/MIGHT dùng thay cho một mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ (adverb clauses of concession).

He may be poor, but he is honest. (Though he is poor…)

Try as he may, he will not pass the examination. (Though he tries hard…)

Try as he might, he could not pass the examination. (Though he tried hard…)

6. MAY/MIGHT thường được dùng trong mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (adverb clauses of purpose). Trong trường hợp này người ta cũng thường dùng CANCOULD để thay cho MAY/MIGHT.

She was studying so /that she might read English books.

7. MIGHT (không dùng MAY) đôi khi được dùng trong câu để diễn tả một lời trách mắng có tính hờn dỗi (petulant reproach).

You might listen when I am talking to you.

(Làm ơn ráng mà lắng nghe tôi nói)

You might try to be a little more helpful.

(Làm ơn ráng mà tỏ ra có ích một chút)

III. MUST

1. MUST có nghĩa là “phải” diễn tả một mệnh lệnh hay một sự bắt buộc.

You must drive on the left in London.

2. MUST dùng trong câu suy luận logic.

Are you going home at midnight? You must be mad!

You have worked hard all day; you must be tired.

3. MUST NOT (MUSTN’T) diễn tả một lệnh cấm.

You mustn’t walk on the grass.

4. Khi muốn diễn tả thể phủ định của MUST với ý nghĩa “không cần thiết” người ta sử dụng NEED NOT (NEEDN’T).

Must I do it now? – No, you needn’t. Tomorrow will be soon enough.

6. MUST và HAVE TO

– HAVE TO dùng thay cho MUST trong những hình thức mà MUST không có.

We shall have to hurry if we are going to catch the twelve o’clock train.

– HAVE TO không thể thay thế MUST trong câu suy luận logic.

He must be mad. (I personally thought that he was mad)

– MUST và HAVE TO đều có thể dùng để diễn tả sự cưỡng bách, bắt buộc (compulsion). Tuy nhiên MUST mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ người nói trong khi HAVE TO mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ hoàn cảnh bên ngoài (external circumstances)

You must do what I tell you.

Passengers must cross the line by the bridge. (Lệnh của Cục Đường Sắt)

Passengers have to cross the line by the bridge. (Vì không còn đường nào khác)

IV. SHALL – SHOULD

1. SHALL:

Được dùng trong những trường hợp sau:

– Dùng trong cấu trúc thì Tương lai (Simple Future) ở ngôi thứ nhất.

I shall do what I like.

– Diễn tả một lời hứa (promise), một sự quả quyết (determination) hay một mối đe dọa (threat).

If you work hard, you shall have a holiday on Saturday. (promise)

He shall suffer for this; he shall pay you what he owes you. (threat)

These people want to buy my house, but they shan’t have it. (determination)

2. SHOULD

Được dùng trong những trường hợp sau:

– Dùng trong câu khuyên ai đó nên làm gì, và tương đương với ought to.

You should do what the teacher tells you.

People who live in glass houses should not throw stones. (proverb)

– Dùng thay cho must khi không muốn diễn tả một ý nghĩa quá bắt buộc ai đó phải làm gì.

Members who want tickets for the dance should apply before September 1st to the Secretary.

V. WILL – WOULD

1. WILL:

– Được dùng ở thì Tương lai (simple future), diễn tả một kế hoạch (plan), sự mong muốn (willingness), một lời hứa (promise) hay một sự quả quyết (determination).

All right; I will pay you at the rate you ask. (willingness)

I won’t forget little Margaret’s birthday. I will send her a present. (promise)

– Dùng trong câu đề nghị.

Will you shut the door?

Shall I open the window?

2. WOULD:

– Dùng để hình thành thì Tương lai trong quá khứ (future in the past) hay các thì trong câu điều kiện.

He said he would send it to me, but he didn’t.

If she were here, she would help us.

He would have been very happy if he had known about it.

– Diễn tả một thói quen trong quá khứ. Với nghĩa này, WOULD có thể dùng thay cho used to.

Every day he would get up at six o’clock and light the fire.

VI. OUGHT TO – DARE – NEED

1. OUGHT TO

OUGHT TO có nghĩa là “nên”, gần giống với should. Trong hầu hết các trường hợp OUGHT TO có thể được thay thế bằng should.

They ought to (should) pay the money.

He ought to (should) be ashamed of himself.

– OUGHT TO cũng dùng để diễn tả một sự gần đúng, rất có thể đúng (strong probability).

If Alice left home at 9:00, she ought to be here any minute now.

– OUGHT TO có thể dùng trong tương lai với các từ xác định thời gian tương lai như tomorrow, next Tuesday…

Our team ought to win the match tomorrow.

– OUGHT NOT TO HAVE + past participle diễn tả một sự không tán đồng về một hành động đã làm trong quá khứ.

You ought not to have spent all that money on such a thing.

2. DARE

– DARE có nghĩa là “dám, cả gan” có thể được xem như một động từ khuyết lẫn động từ thường. Khi là một động từ khuyết thiếu, nó có đầy đủ đặc tính của loại động từ này.

Dare he go and speak to her? (động từ khuyết thiếu)

You daren’t climb that tree, dare you? (động từ khuyết thiếu)

He doesn’t dare to answer my letter. (động từ thường)

She didn’t dare to say a word, did she? (động từ thường)

– Thành ngữ “I dare say” có nghĩa là “có thể, có lẽ” đồng nghĩa với các từ “perhaps”, “it is probable”. Thành ngữ này thường không dùng với chủ từ nào khác ngoài ngôi thứ nhất.

He is not here yet, but I daresay he will come later.

3. NEED

– Có hai động từ NEED: một động từ thường và một động từ khuyết thiếu. Khi là động từ khuyết thiếu NEED chỉ có hình thức Hiện tại và có đầy đủ đặc tính của một động từ khuyết thiếu. Nó có nghĩa là “cần phải”, tương tự như have to. Vì thế nó cũng được xem là một loại phủ định của must.

Need he work so hard?

You needn’t go yet, need you?

– Có một điều cần nhớ là động từ khuyết thiếu NEED không dùng ở thể xác định. Nó chỉ được dùng ở thể phủ định và nghi vấn. Khi dùng ở thể xác định nó phải được dùng với một từ ngữ phủ định.

You needn’t see him, but I must.

I hardly need say how much I enjoyed the holiday.

VII. USED TO

– USED TO là một hình thức động từ đặc biệt. Nó có thể được xem như một động từ thường hay một động từ khuyết thiếu trong việc hình thành thể phủ định và thể nghi vấn.

You used to live in London, usedn’t you?

He usedn’t to smoke as much as he does now.

He didn’t use to smoke as much as he does now.

Did you use to climb the old tree in the garden?

– Ngày nay người ta có khuynh hướng dùng did và didn’t để lập thể phủ định và thể nghi vấn cho USED TO. Trong nhiều trường hợp thể phủ định có thể được hình thành bằng cách sử dụng never. Cách dùng usedn’t to rất hiếm gặp vì cách viết hay nhầm lẫn và khó đọc.

You never used to make that mistake.

1. USED TO được dùng để chỉ một hành động liên tục, kéo dài, lặp đi lặp lại trong quá khứ mà nay không còn nữa.

People used to think that the earth was flat.

2. Với thì Quá khứ đơn người ta chỉ biết hành động đã xảy ra. Với USED TO người ta thấy được tính chất kéo dài của hành động ấy.

He was my classmate. (không rõ trong thời gian bao lâu)

He used to be my classmate. (trong một thời gian khá lâu)

3. Phân biệt USED TO và một số hình thức khác

– USED TO + infinitive: hành động liên tục trong quá khứ

– (be) USED TO + V.ing: quen với một việc gì

– (get) USED TO + V.ing: làm quen với một việc gì.

He used to work six days a week. (Now he doesn’t)

It took my brother two weeks to get used to working at night. Now he’s used to it.

Nguyễn Ngô Minh Trí
15 tháng 12 2017 lúc 19:05

Câu 11

HOW MANY

1 – Cách sử dụng
“How many” có nghĩa là “bao nhiêu”, nó được dùng trong câu hỏi hỏi về số lượng của các vật đếm được.
Với loại câu hỏi này danh từ đứng sau “How many” phải là danh từ số nhiều.

2 – Cấu trúc câu hỏi số lượng
a/
Câu hỏi: How many + danh từ số nhiều + are there + …?
Trả lời: There is/There are + từ chỉ số lượng.
Từ chỉ số lượng.
Ví dụ:
How many students are there in your class?(Có bao nhiêu học sinh trong lớp của bạn?)
There are eleven.(Có 11.)
b/
Câu hỏi: How many + danh từ số nhiều + do/does + chủ ngữ + động từ?
Trả lời: Chủ ngữ + động từ + từ chỉ số lượng.
Từ chỉ số lượng.

Ví dụ:
How many loaves of bread do you want?(Chị muốn mua mấy ổ bánh mỳ?)
I want one, please.(Tôi muốn một ổ.)
How many eggs does he need?(Anh ấy cần bao nhiêu trứng?)
He needs a dozen.(Anh ấy cần một tá.)


HOW MUCH

1 – Cách sử dụng
"How much" cũng có nghĩa là "bao nhiêu", dùng để hỏi số lượng của vật không đếm được như: rice (gạo), water (nước) …
Ngoài ra “How much” còn dùng trong câu hỏi về giá cả.

2 – Cấu trúc câu hỏi về số lượng
a/
Câu hỏi: How much + danh từ không đếm được + is there …?
Trả lời: There is/are + từ chỉ số lượng.
Từ chỉ số lượng.
Động từ to be chia là “is” hay “are” tùy thuộc vào danh từ đứng đằng sau nó.
Ví dụ:
How much money is there in the wallet?(Có bao nhiêu tiền ở trong ví?)
There is $200.(Có 200 đô.)
How much bread is there?(Có bao nhiêu bánh mì ở đó?)
There are two loaves.(Có 2 ổ)
b/
Câu hỏi: How much + danh từ không đếm được + do/does + S + động từ?
Trả lời: Chủ ngữ + động từ + từ chỉ số lượng.
Từ chỉ số lượng.

Ví dụ:
How much rice does she need?(Cô ấy cần bao nhiều gạo)
She needs five kilos.(Cô ấy cần 5 cân.)
How much beef do you want?(Bạn cần bao nhiêu thịt bò?)
One pound, please.(Một cân Anh. (= 0,454 kg))

3 – Cấu trúc câu hỏi về giá tiền
a/
Câu hỏi: How much + is/are + chủ ngữ?
Trả lời: Chủ ngữ + is/are + giá tiền.
Động từ “be” được chia là “is” hay “are” tùy thuộc vào chủ ngữ.
Ví dụ:
How much is a tube of toothpaste?(Bao nhiêu tiền một tuýp kem đánh răng?)
It is fifteen thousand dong.(Nó có giá 15 nghìn đồng.)
How much are two bottles of water?(Bao nhiêu tiền hai chai nước?)
They are ten thousand dong.(Chúng có giá 10 nghìn đồng)
b/
Câu hỏi: How much + do/does + chủ ngữ + cost?
Trả lời: Chủ ngữ + cost + giá tiền.
“cost” có thể giữ nguyên thể hoặc thêm “s” tùy vào chủ ngữ.
Ví dụ:
How much do these oranges cost?(Những quả cam này giá bao nhiêu?)
They cost twenty-five thousand dong.(Chúng có giá 25 nghìn đồng.)
How much does a bowl of noodles cost?(Một bát mì giá bao nhiêu?)
It costs thirty thousand dong.(Nó có giá 30 nghìn đồng.)

Nguyễn Ngô Minh Trí
15 tháng 12 2017 lúc 19:05

Câu 10

Ví dụ:

Số ít Số nhiều

BEE BEES

COMPUTER COMPUTERS

HEN HENS

DUCK DUCKS

APPLE APPLES

MANGO MANGOS

TABLE TABLES

CHAIR CHAIRS

HOUSE HOUSES

STREET STREETS

RIVER RIVERS

BIRD BIRDS

CAR CARS

BICYCLE BICYCLES

THÊM “ES” vào những danh từ tận cùng bằng CH, hoặc SH, hoặc S, hoặc X:

Số ít Số nhiều

ONE FISH TWO FISHES

ONE BOX TWO BOXES

ONE BUS TWO BUSES

ONE WATCH TWO WATCHES

THÊM “ZES” vào những danh từ tận cùng bằng Z (mấy từ này rất ít).

Thí dụ:

ONE QUIZ TWO QUIZZES

Những danh từ tận cùng bằng một phụ âm và Y: ÐỔI Y thành I và THÊM “ES”.

Thí dụ:

Số ít Số nhiều

ONE BUTTERFLY TWO BUTTERFLIES

ONE LADY TWO LADIES

ONE BABY TWO BABIES

Lưu ý: KEY = chìa khóa, tận cùng bằng nguyên âm E và Y nên không áp dụng quy tắc này mà chỉ thêm S vào thành KEYS.

Những danh từ tận cùng bằng một phụ âm và O: THÊM ES.

Thí dụ:

Số ít Số nhiều

POTATO POTATOES

TOMATO TOMATOES

Lưu ý: quy tắc này có những trường hợp ngoại lệ chỉ có cách phải nhớ nằm lòng, thí dụ như: PIANO ->PIANOS, PHOTO ->PHOTOS…

Những danh từ tận cùng bằng F, FE, FF, BỎ F hoặc FE hoặc FF và THÊM VES.

Thí dụ:

Số ít Số nhiều

WOLF WOLVES

WIFE WIVES

Ngoài những hình thức danh từ theo quy tắc trên, có những danh từ không theo quy tắc nào cả khi chuyển sang hình thức số nhiều. Chúng ta nên học thuộc lòng những danh từ này.

Số ít Số nhiều

MOUSE MICE

GOOSE GEESE

LOUSE LICE

CHILD CHILDREN

MAN MEN

WOMAN WOMEN

SHEEP SHEEP

TOOTH TEETH

FOOT FEET

Nguyễn Ngô Minh Trí
15 tháng 12 2017 lúc 19:22
Câu 12 : Trạng từ chỉ tần suất diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động (thường thường, luôn luôn, ít khi…).

eg:

– John is always on time. (John luôn đúng giờ.)

– He seldom works hard. (Anh ấy ít khi làm việc chăm chỉ.)

Trạng từ chỉ tần suất được dùng để trả lời câu hỏi với:How often?(Có…thường?).

eg:

– We sometimes go to the beach. (Thỉnh thoảng chúng tôi đi biển.)

– We hardly ever see you at home. (Hầu như không khi nào chúng tôi thấy anh ở nhà.)

Các trạng từ chỉ tần suất thông dụng

always /’ɔ:lwəz/ luôn luôn

eg: I always drink a lot of water. (Tôi luôn luôn uống nhiều nước.)

usually /’ju: u li/ thường thường, thường lệ

eg: I usually drive to work. (Tôi thường lái xe đi làm.)

nomally /’nɔ:məli/ ~ generally /’dʤenərəli/ thông thường, như thường lệ

eg: I normally swim after work. (Tôi thường đi bơi sau khi làm việc.)

often/’ɔ:fn/ ~ frequently /’fri:kwəntly/ thường thường, luôn

eg: I often go out for dinner. (Tôi thường ăn tối ở ngoài.)

sometimes /’sʌmtaimz/ đôi khi, đôi lúc

eg: I sometimes play tennis on the weekend. (Đôi khi tôi chơi tennis vào dịp cuối tuần.)

occasionally /ə’keiʤnəli/ thỉnh thoảng

eg: I occasionally eat Japan food. (Tôi thỉnh thoảng ăn đồ ăn Nhật.)

hardly ever: hầu như không bao giờ

eg: I hardly ever eat Korean food. (Tôi hầu như không ăn đồ ăn Hàn.)

rarely /’reəli/ hiếm khi

eg: I rarely go sailing. (Tôi hiếm khi đi thuyền.)

never /’nevə/ không bao giờ

eg: I never go out dancing. (Tôi không bao giờ đi nhảy cả.)

Nguyễn Ngô Minh Trí
15 tháng 12 2017 lúc 17:59

Câu 1

Thể

Động từ “tobe”

Động từ “thường”

Khẳng định

S + am/are/is + ……

Ex:

I + am;

We, You, They + are He, She, It + is

Ex: I am a student. (Tôi là một sinh viên.)

S + V(e/es) + ……I ,

We, You, They + V (nguyên thể)

He, She, It + V (s/es)

Ex: He often plays soccer. (Anh ấy thường xuyên chơi bóng đá)

Phủ định

S + am/are/is + not +

is not = isn’t ;

are not = aren’t

Ex: I am not a student. (Tôi không phải là một sinh viên.)

S + do/ does + not + V(ng.thể)

do not = don’t

does not = doesn’t

Ex: He doesn’t often play soccer. (Anh ấy không thường xuyên chơi bóng đá)

Nghi vấn

Yes – No question (Câu hỏi ngắn)

Q: Am/ Are/ Is (not) + S + ….?

A:Yes, S + am/ are/ is.

No, S + am not/ aren’t/ isn’t.

Ex: Are you a student?

Yes, I am. / No, I am not.

Wh- questions (Câu hỏi có từ để hỏi)

Wh + am/ are/ is (not) + S + ….?

Ex: Where are you from? (Bạn đến từ đâu?)

Yes – No question (Câu hỏi ngắn)

Q: Do/ Does (not) + S + V(ng.thể)..?

A:Yes, S + do/ does.

No, S + don’t/ doesn’t.

Ex: Does he play soccer?

Yes, he does. / No, he doesn’t.

Wh- questions (Câu hỏi có từ để hỏi)

Wh + do/ does(not) + S + V(nguyên thể)….?

Ex: Where do you come from? (Bạn đến từ đâu?)

Lưu ý

Cách thêm s/es:
– Thêm s vào đằng sau hầu hết các động từ: want-wants; work-works;…
– Thêm es vào các động từ kết thúc bằng ch, sh, x, s: watch-watches;
miss-misses; wash-washes; fix-fixes;…
– Bỏ y và thêm ies vào sau các động từ kết thúc bởi một phụ âm + y:
study-studies;…
– Động từ bất quy tắc: Go-goes; do-does; have-has.
Cách phát âm phụ âm cuối s/es: Chú ý các phát âm phụ âm cuối này phải dựa vào phiên âm quốc tế chứ không dựa vào cách viết.
– /s/:Khi từ có tận cùng là các phụ âm /f/, /t/, /k/, /p/ , /ð/
– /iz/:Khi từ có tận cùng là các âm /s/, /z/, /∫/, /t∫/, /ʒ/, /dʒ/ (thường có tận cùng là các chữ cái ce, x, z, sh, ch, s, ge)
– /z/:Khi từ có tận cùng là nguyên âm và các phụ âm còn lại
5. Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn Always (luôn luôn) , usually (thường xuyên), often (thường xuyên), frequently (thường xuyên) , sometimes (thỉnh thoảng), seldom (hiếm khi), rarely (hiếm khi), hardly (hiếm khi) , never (không bao giờ), generally (nhìn chung), regularly (thường xuyên). Every day, every week, every month, every year,……. (Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm) Once/ twice/ three times/ four times….. a day/ week/ month/ year,……. (một lần / hai lần/ ba lần/ bốn lần ……..một ngày/ tuần/ tháng/ năm)
Nguyễn Ngô Minh Trí
15 tháng 12 2017 lúc 18:00

Câu 2

Câu khẳng định

Câu phủ định

Câu nghi vấn

S + will + V(nguyên thể)

CHÚ Ý:

– I will = I’ll They will = They’ll

– He will = He’ll We will = We’ll

– She will = She’ll You will = You’ll

– It will = It’ll

Ví dụ:

– I will help her take care of her children tomorrow morning. (Tôi sẽ giúp cô ấy trông bọn trẻ vào sáng mai.)

– She will bring you a cup of tea soon. (Cô ấy sẽ mang cho bạn một tách trà sớm thôi.)

S + will not + V(nguyên thể)

CHÚ Ý:

– will not = won’t

Ví dụ:

– I won’t tell her the truth. (Tôi sẽ không nói với cô ấy sự thật.)

– They won’t stay at the hotel. (Họ sẽ không ở khách sạn.)

Will + S + V(nguyên thể)

Trả lời: Yes, S + will./ No, S + won’t.

Ví dụ:

– Will you come here tomorrow? (Bạn sẽ đến đây vào ngày mai chứ?)

Yes, I will./ No, I won’t.

– Will they accept your suggestion? (Họ sẽ đồng ý với đề nghị của bạn chứ?)

Yes, they will./ No, they won’t

Dấu hiệu nhận biết thì tương lai đơn

Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong tương lai:

– in + thời gian: trong … nữa (in 2 minutes: trong 2 phút nữa)

– tomorrow: ngày mai

– Next day: ngày hôm tới

– Next week/ next month/ next year: Tuần tới/ tháng tới/ năm tới

Trong câu có những động từ chỉ quan điểm như:

– think/ believe/ suppose/ …: nghĩ/ tin/ cho là

– perhaps: có lẽ

– probably: có lẽ

Nguyễn Ngô Minh Trí
15 tháng 12 2017 lúc 18:01

Câu 3

Thể

Động từ “tobe”

Động từ “thường”

Khẳng định

Khẳng định: S + was/ were

CHÚ Ý:

S = I/ He/ She/ It (số ít) + was

S= We/ You/ They (số nhiều) + were

Ví dụ:

– I was at my friend’s house yesterday morning. (Tôi đã ở nhà bạn tôi sang hôm qua.)

– They were in London on their summer holiday last year. (Họ ở Luân Đôn vào kỳ nghỉ hè năm ngoái.)

Khẳng định: S + V-ed

Ví dụ:

– We studied English last night. (Tối qua chúng tôi đã học tiếng Anh.)

– He met his old friend near his house yesterday. (Anh ấy đã gặp người bạn cũ của mình ngay gần nhà ngày hôm qua.)

Phủ định

Phủ định: S + was/were not + V (nguyên thể)

Đối với câu phủ định ta chỉ cần thêm “not” vào sau động từ “to be”.

CHÚ Ý:

– was not = wasn’t

– were not = weren’t

Ví dụ:

– She wasn’t very happy last night because of having lost money. (Tối qua cô ấy không vui vì mất tiền)

-We weren’t at home yesterday. (Hôm qua chúng tôi không ở nhà.)

Phủ định: S + did not + V (nguyên thể)

Trong thì quá khứ đơn câu phủ định ta mượn trợ động từ “did + not” (viết tắt là “didn’t), động từ theo sau ở dạng nguyên thể.)

Ví dụ:

– He didn’t come to school last week. (Tuần trước cậu ta không đến trường.)

– We didn’t see him at the cinema last night. (Chúng tôi không trông thấy anh ta tại rạp chiếu phim tối hôm qua.)

Nghi vấn

Câu hỏi: Was/Were+ S + V(nguyên thể)?

Trả lời: Yes, I/ he/ she/ it + was.

– No, I/ he/ she/ it + wasn’t

Yes, we/ you/ they + were.

– No, we/ you/ they + weren’t.

Câu hỏi ta chỉ cần đảo động từ “to be” lên trước chủ ngữ.

Ví dụ:

– Was she tired of hearing her customer’s complaint yesterday? (Cô ấy có bị mệt vì nghe khách hàng phàn nàn ngày hôm qua không?)

Yes, she was./ No, she wasn’t. (Có, cô ấy có./ Không, cô ấy không.)

– Were they at work yesterday? (Hôm qua họ có làm việc không?)

Yes, they were./ No, they weren’t. (Có, họ có./ Không, họ không.)

Câu hỏi: Did + S + V(nguyên thể)?

Trong thì quá khứ đơn với câu hỏi ta mượn trợ động từ “did” đảo lên trước chủ ngữ, động từ theo sau ở dạng nguyên thể.

Ví dụ:

– Did you visit Ho Chi Minh Museum with your class last weekend? (Bạn có đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh với lớp của bạn cuối tuần trước hay không?)

Yes, I did./ No, I didn’t. (Có, mình có./ Không, mình không.)

– Did he miss the train yesterday? (Cậu ta có lỡ chuyến tàu ngày hôm qua hay không?)

Yes, he did./ No, he didn’t. (Có, cậu ta có./ Không, cậu ta không.)

Lưu ý

Ta thêm “-ed” vào sau động từ:

– Thông thường ta thêm “ed” vào sau động từ.

– Ví du: watch – watched / turn – turned/ want – wanted

* Chú ý khi thêm đuôi “-ed” vào sau động từ.

+ Động từ tận cùng là “e” -> ta chỉ cần cộng thêm “d”.

Ví dụ: type – typed/ smile – smiled/ agree – agreed

+ Động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT phụ âm, trước phụ âm là MỘT nguyên âm -> ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ed”.

Ví dụ:stop – stopped/ shop – shopped/ tap – tapped

NGOẠI LỆ: commit – committed/ travel – travelled/ prefer – preferred

+ Động từ tận cùng là “y”:

– Nếu trước “y” là MỘT nguyên âm (a,e,i,o,u) ta cộng thêm “ed”.

Ví dụ:play – played/ stay – stayed

– Nếu trước “y” là phụ âm (còn lại ) ta đổi “y” thành “i + ed”.

Ví dụ: study – studied/ cry – cried

Một số động từ bất qui tắc không thêm “ed”.

Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo qui tắc thêm “ed”. Những động từ này ta cần học thuộc.

Ví dụ: go – went/ get – got / see – saw/ buy – bought.

5. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn

Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ:

– yesterday (hôm qua)

– last night/ last week/ last month/ last year: tối qua/ tuần trước/ tháng trước/ năm ngoái

– ago: Cách đây. (two hours ago: cách đây 2 giờ/ two weeks ago: cách đây 2 ngày …)

– when: khi (trong câu kể)

Nguyễn Ngô Minh Trí
15 tháng 12 2017 lúc 19:00

Câu 5

Ta sử dụng So sánh hơn của tính từ (Comparative adjectives ) để so sánh giữa người (hoặc vật) này với người (hoặc vật) khác. Khác với so sánh ngang bằng, tính từ trong câu so sánh hơn sẽ được chia làm hai loại là tính từ dài và tính từ ngắn, trong đó:

Tính từ ngắn là những tính từ có 1 âm tiết. Ex: tall, high, big,… Tính từ dài là những tính từ có từ 2 âm tiết trở lên. Ex: expensive, intelligent,… ĐỌC THÊM Mách bạn cách học "thuộc lòng" các thì trong tiếng Anh

Tuy nhiên, sẽ có những loại tính từ đặc biệt khác sẽ được nói rõ hơn trong phần 4 của bài học này.

Cấu trúc của câu so sánh hơn:

Đối với tính từ ngắn:

S + to be + adj + er + than + S2

Đối với tính từ dài:

S + to be + more + adj + than + S2

Ex:

China is bigger than India

Trung Hoa to lớn hơn Ấn Độ

Gold is more valuable than silver.

Vàng có giá trị hơn bạc

3. Cấu trúc so sánh nhất

Ta sử dụng So sánh nhất (Superlative adjectives) để so sánh người (hoặc vật) với tất cả người (hoặc vật) trong nhóm .

Đối với tính từ ngắn:

S + V + the + adj + est

Đối với tính từ dài:

S + V + the most + adj

Ex:

Russia is the biggest country.

Nga là đất nước lớn nhất [trên thế giới]

Platium is the most valuable metal.

Platium là kim loại có giá trị nhất [trong số các kim loại]

Nguyễn Ngô Minh Trí
15 tháng 12 2017 lúc 19:01

Câu 6


How much is it? (Giá của nó là bao nhiêu(chỉ vào đồ cần mua))
How much is it to go to the cinema? (Đi xem phim thì giá bao nhiêu?)
How much is it for the ticket? (Giá vé bao nhiêu?)

How much does it run?
How much does it run for?

Hai câu này cũng có nghĩa là hỏi về giá cả, đừng bối rối khi nghe thấy từ “run”

How much does it cost?
How much does it cost to go to France? (Đi Pháp thì tốn bao nhiêu tiền?)
How much does it cost for the coat? (Cái áo khoác có giá bao nhiêu?)

How does it sell for? (Cái này bán thế nào vậy?)

How will it cost me?
How will it cost us?

How much are you asking?

How much do you charge to travel to Thailand? (Phí du lịch Thái Lan bao nhiêu tiền?)
How much do you charge for this house? (Bạn bán căn nhà này giá bao nhiêu?)

- Ngoài ra bạn có thể thay thế chữ “how” trong những câu hỏi trên thành chữ “what”, trừ trường hợp của “How much is it?”

Ex: What are asking for the umbrella?
What do you charge for this house?
What does it run for?
What will it cost me?
What does it sell for?

Nguyễn Ngô Minh Trí
15 tháng 12 2017 lúc 19:02

Câu 7

- There is=there’s và There are=there’re dùng để giới thiệu rằng có cái gì, ai đó hoặc ở đâu trong HIỆN TẠI

Ex: There is an apple on the table
(Có một trái táo trên bàn) è Giới thiệu cái gì

There are some students in the class
(Có mấy học sinh trong lớp học) è Giới thiệu ai đó

The televison is there
(Cái ti vi ở đó) è Giới thiệu ở đâu

Nguyễn Ngô Minh Trí
15 tháng 12 2017 lúc 19:02

Have dùng cho số nhiều:I,You,We,They.Như:
-They have a dog.-Họ có 1 con chó.
-I have a sister.-Tôi có 1 người chị.
-We have a brother.-Chúng tôi có 1 người anh.
Nhiều khi cũng có thể:
He and she have a dog.(2 người-số nhiều)
Has dùng cho số ít:He,She,It.Như:
-She has a cat.-Chị ấy có con mèo.
-He has a dog.Anh ta có con chó.
-It has a nice bear.-Nó có 1 con gấu dễ thương.

Nguyễn Ngô Minh Trí
15 tháng 12 2017 lúc 19:03

Câu 8

Trong tiếng Anh, việc chia sẻ sở thích với bạn bè hay tâm sự với một ai đó thì không chỉ dùng các mẫu câu bắt đầu từ “I like…”, “My hobbies…” mà còn có những mức độ diễn đạt phong phú khác. Aroma xin chia một số đoạn văn mẫu nói về sở thích tiếng anh cá nhân, các bạn cùng tham khảo nhé.

Cách bày tỏ ý kiến cấ nhân bằng tiếng anh Học tiếng anh giao tiếp cho công việc Tuyển tập bài viết tiếng anh về sở thích: “Tôi thích đọc sách”

Cụm từ hữu dụng bạn cần khi viết 1 đoạn văn bằng tiếng anh về sở thích:

– Interested in something : thích/ quan tâm về cái gì

– Taste in music/ clothes : có gu về âm nhạc/quần áo

– Have similar tastes : Có chung gu/ sở thích

– Have diffirent tastes : Khác gu/ sở thích

– Start to like something : Bắt đầu hứng thú với việc gì đó

– Like expensive thing : Thích những thứ đắt tiền, xa xỉ

– Personal taste : sở thích/ gu cá nhân

– I’m not particularly sporty : Không thực sự hứng thú với thể thao cho lắm

– Something is a matter of taste : Tùy sở thích mỗi người

– Something is an acquire taste : Người ta chỉ thương thích cái gì đó sau khi đã thử nó

– There is a accounting for taste : Không có lý do gì để thích thứ đó/ Không hiểu vì sao lại thích

nó / Nó chỉ đơn giản là thích, không còn lý do nào khác ( phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh)

Đoạn văn mẫu viết về sở thích cá nhân bằng tiếng Anh:

1. I like watching movies, especially horror and action movies. I find myself a stronger person when I watch these films. There is another hobby that I really enjoy – gathering with my friends for chatting. I like the Thailand and Chinese cuisines because they are tasty and spicy. Moreover, I enjoy myself by swimming and reading books when I am alone

Tôi thích xem phim, đặc biệt là các thể loại hành động và kinh dị. Bởi khi xem những phim đấy tôi cảm thấy mình trở nên mạnh mẽ hơn. Còn một thú vui nữa đó là được tụ tập bạn bè để ăn uống và tán gẩu. Tôi thích nền văn hóa ẩm thực của Thái Lan và Trung Hoa bởi vì tôi cảm thấy những món đó có vị cay và đậm đà. Ngoài ra, bơi lội và đọc sách cũng là một sở thích khi tôi muốn một mình.

2. My hobbies are listening to music, watching films and travelling. I love many kinds of music; especially, when I fill myself with the sorrow, I love the songs which can share my sadness. I also like watching some US sitcoms such as: How I met your mother, Once upon a time, Sabrina is the thing I enjoy in my leisure time. Besides, I extremely love travelling, exploring new places with plentiful cuisines and nature, especially walking along the beach in the dusk that make me comfortable and peaceful.

Sở thích của tôi là nghe nhạc, xem phim và đi du lịch. Tôi thích nghe nhạc các thể loại, đặc biệt những khi tôi buồn tôi thường nghe những bài hát có tâm trạng giống tôi. Tôi thích xem những bộ phim sitcom của Mỹ như How I met your mother, Once upon a time, Sabrina… Ngoài ra tôi cực kỳ thích được đi du ngoạn khắp nơi, khám phá những vùng đất có thiên nhiên và ẩm thực phong phú, đặc biệt là đi biển, tôi thích được tản bộ dọc theo đường biển vào buổi chiều, nó làm tôi cảm thấy thoải mái và bình yên.

3. Working 8 hours per day makes me feel exhausted, I sometimes feel as if I’m choking by hard work and stresses. So, music is one of my joys. I feel completely relaxed when listening to the Ballad songs. Music helps me out of all the stresses from work; with me, music is my soulmate.

Hàng ngày, tôi phải làm việc suốt 8h đồng hồ. Công việc mệt mỏi và áp lực khiến đôi lúc tôi thấy ngạt thở. Vậy nên âm nhạc là niềm vui của tôi. Mỗi khi mệt mỏi hay áp lực, tôi thường nghe nhạc. Những bản nhạc ballad khiến tôi cảm thấy được thư giãn, thoải mái. Có thể nói, âm nhạc như người bạn tri kỉ, giúp tôi cảm thấy thoải mái hơn sau những giờ làm việc căng thẳng.

Sở thích của bạn là gì?

nguyen dao bao ngoc
21 tháng 12 2017 lúc 20:59

Câu 5:

2. Cấu trúc so sánh hơn

Ta sử dụng So sánh hơn của tính từ (Comparative adjectives ) để so sánh giữa người (hoặc vật) này với người (hoặc vật) khác. Khác với so sánh ngang bằng, tính từ trong câu so sánh hơn sẽ được chia làm hai loại là tính từ dài và tính từ ngắn, trong đó:

Tính từ ngắn là những tính từ có 1 âm tiết. Ex: tall, high, big,… Tính từ dài là những tính từ có từ 2 âm tiết trở lên. Ex: expensive, intelligent, Tuy nhiên, sẽ có những loại tính từ đặc biệt khác sẽ được nói rõ hơn trong phần 4 của bài học này.

Cấu trúc của câu so sánh hơn:

Đối với tính từ ngắn:

S + to be + adj + er + than + S2

Đối với tính từ dài:

S + to be + more + adj + than + S2

Ex:

China is bigger than India

Trung Hoa to lớn hơn Ấn Độ

Gold is more valuable than silver.

Vàng có giá trị hơn bạc

3. Cấu trúc so sánh nhất

Ta sử dụng So sánh nhất (Superlative adjectives) để so sánh người (hoặc vật) với tất cả người (hoặc vật) trong nhóm .

Đối với tính từ ngắn:

S + V + the + adj + est

Đối với tính từ dài:

S + V + the most + adj

Ex:

Russia is the biggest country.

Nga là đất nước lớn nhất [trên thế giới]

Platium is the most valuable metal.

Platium là kim loại có giá trị nhất [trong số các kim loại]


Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Anh Thương
Xem chi tiết
ntv ff
Xem chi tiết
Thuyết Dương
Xem chi tiết
Trần Minh Hưng
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Khoa
Xem chi tiết
Thái Nguyên
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Ngân
Xem chi tiết
NguyễnĐìnhNhậtTân
Xem chi tiết