Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Võ Bích Ngọc

1. Nắm thời gian, người lãnh đạo, các giai đoạn chính của khởi nghĩa Lam Sơn ?

2. Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

cảm ơn các bạn nhiều!!!

Thảo Phương
18 tháng 4 2017 lúc 21:58

1)Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

+ Trận Đa Căng

+Trận Bồ Đằng

+Trận Trà Lân

+Trận ải Khả Lưu-Bồ ẤI

+Trận Độ Gia

+Trận Diễn Châu

2)

Diễn biến: - Năm 1418, thời gian đầu nghĩa quân lực lượng còn yếu và gặp nhiều khó khăn nguy nan, ba lần phải rút lên núi Chí Linh. - Đến giữa 1418, quân Minh tổ chức vây quét núi Chí Linh, Lê Lai cải trang thành Lê Lợi và bị quân Minh giết chết. - Cuối 1421, quân Minh huy động đến 10 vạn lính vây quét Lam Sơn, Lê Lợi phải rút lên núi Chí Linh, nghĩa quân rơi vào tình cảnh thiếu lương thực trầm trọng. - Mùa hè năm 1423, Lê Lợi xin giảng hòa và quân Minh chấp thuận để dụ hòa Lê Lợi và làm ý chí chiến đấu của nghĩa quân suy giảm. Nghĩa quân có thêm thời gian củng cố xây dựng lực lượng và tránh cuộc bao vây của địch sau đó kéo quân trở về Lam Sơn. - Cuối 1424. giặc mua chuộc Lê Lợi thất bại nên lên kế hoạch chuẩn bị tấn công Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.

Linh Phương
18 tháng 4 2017 lúc 22:11

2) * Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba. tiến thẳng vào Đông Quan.
Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Thành
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Tâm Dương
Xem chi tiết
Lý Ngọc Hân
Xem chi tiết
Khổng Thị Tú Quyên
Xem chi tiết
Mẫn Trương
Xem chi tiết
lê maru
Xem chi tiết