Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì II - Địa lí 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Thị Mai

1 Mục tiêu nguyên tắc của ASEAN ?

2 nét tương đồng và khác biệt trong sinh hoạt và sản xuất của các nước Đông Nam Á? 3 Nêu vị trí địa lý hình dạng kích thước lãnh thổ Việt Nam Cho biết vị trí địa lý hình dạng lãnh thổ Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc? 4 kể tên các tài nguyên ở vùng biển Việt Nam? 5 chứng minh Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản? 6 cho biết các điểm cực Việt Nam có nằm ở vị trí nào? 7 Chứng minh rằng Việt Nam là quốc gia thể hiện đầy đủ các đặc điểm thiên nhiên văn hóa lịch sử khu vực Đông Nam Á?
Hà Yến Nhi
8 tháng 2 2018 lúc 22:35

1.Mục tiêu của Asean:
-Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;
-Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính;
-Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;
-Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân;
-Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á;
-Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt đuợc một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.

Nguyên tắc:

i) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

ii) Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

iii) Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

iv) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

v) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

vi) Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

vii) Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

viii) Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

ix) Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;

x) Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

xi) Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

xii) Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

xiii) Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

xiv) Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.

Tick ạ~

Hà Yến Nhi
8 tháng 2 2018 lúc 22:38

2.

-Trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính. Tuy nhiên mỗi nước lại có những phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của khu vực.
Các nước trong khu vực Đông Nam Á có cùng nền văn minh lúa nước, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Có nhiều nét tương đồng trong sản xuất và sinh hoạt.

Hà Yến Nhi
8 tháng 2 2018 lúc 22:42

3.

– Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên:
+ Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến bán cầu Bắc.
+ Trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á
+ Cầu nối giữa đất liền và hải đảo.
+ Tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

-Đặc điểm lãnh thổ

a. Phần đất liền
– Kéo dài theo chiều B – N 1650km, tương đương 15o vĩ tuyến.
– Nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình.
– Có đường bờ biển cong hình chữ S 3260km
– Biên giới :4500km
b. Phần biển Đông mở rộng về phía Đông và Đông Nam
– Có hai quần đảo lớn là
+ Quần đảo Trường Sa – huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).
+ Quần đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng)

Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
– Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,…).

Tick ạ~

Hà Yến Nhi
8 tháng 2 2018 lúc 22:46

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

-Tài nguyên khoáng sản:

+Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.

+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp.

+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.

-Tài nguyên hải sản:

+ Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

- Ngoài ra còn có các tài nguyên như: tài nguyên sinh vật, phi sinh vật, tài nguyên giao thông vận tải, tài nguyên du lịch

Tick ạ~



Hà Yến Nhi
8 tháng 2 2018 lúc 22:48

Có một vài tài liệu nói về điều này:
- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.

Tick ạ~

Hà Yến Nhi
8 tháng 2 2018 lúc 22:51

6. Vị trí các điểm cực là:

+Điểm cực Bắc : vĩ độ 23độ23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
+Điểm cực Nam : vĩ độ 8độ34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+Điểm cực Tây : kinh độ 102độ09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+Điểm cực Đông : kinh độ 109độ24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Tick ạ~

Hà Yến Nhi
8 tháng 2 2018 lúc 22:55

7.

- Những bằng chứng về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội khu vực Đông Nam Á cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đóng Nam Á.
- Dẫn chứng:
+ Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng...); khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm; cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.
+ Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân xâm chiếm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành độc lập.
+ Văn hóa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính..

Tick ạ~


Các câu hỏi tương tự
Bùi Đức Tiến
Xem chi tiết
Yến Vũ
Xem chi tiết
nguyễn chí hữu
Xem chi tiết
Trần An
Xem chi tiết
Chi pipi
Xem chi tiết
Linh Sun
Xem chi tiết
Phạm Thị Hồng Thắm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Lan Trịnh Thị
Xem chi tiết