Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đô Nguyễn

1. Lê Hoàng lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? Nêu tổ chức chính quyền thời Tiền Lê

2. Nguyên nhân nào làm các cuộc tấn công trên sông như nguyệt của quân Tống đều bị đẩy lùi.

3. Vì sao Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng giảng hoà.

4. Trình bày tình hình kinh tế, văn hoá thời Lý? Vì sao nông nghiệp thời Lý phát triển.

5.Giải thích lễ cày tịch điền.

Thanh Thúy
11 tháng 11 2017 lúc 12:10

câu 3

+ Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh

+ Không làm tổn thương danh dự của nước lớn

+ Bảo đảm hòa bình lâu dài cho đất nước

+ đó là truyền thống dân tộc của dân tộc ta

Thanh Thúy
11 tháng 11 2017 lúc 12:12

Câu 5

Lễ tịch điền hay lễ cày tịch điền (cày ruộng) là một lễ hội trước đây tại một số quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc, do nhà vua đích thân khai mạc. Nghi thức chính của lễ hội là người đứng đầu (vua, chủ tịch nước) sẽ đích thân ra cày cấy để làm gương, khuyến khích nông nghiệp.
Tại Việt Nam, sau gần 100 năm không tổ chức, thì đến năm 2009, nghi lễ này chính thức được tái hiện tại Đọi Sơn thuộc tỉnh Hà Nam vào mùng 5-7 tháng giêng, và từ năm 2010, có sự tham gia của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Trương Tấn Sang.

Thanh Thúy
11 tháng 11 2017 lúc 12:15

câu 4

nông nghiệp thời lý phát triển do:

+ chia ruộng đất công cho nông dàn cày cấy và nộp thuế

+ vua tự cày tịch điền và tế thần Nông

+chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi) và phân tích tác dụng của những chính sách đó (mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển).

Thanh Thúy
11 tháng 11 2017 lúc 12:16

Câu 4

* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
-Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.

Thanh Thúy
11 tháng 11 2017 lúc 12:17

Câu 1

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị giết hại -> Nhà Đinh lục đục -> Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta. Vua thì còn quá nhỏ, còn ông thì có tài và được nhân dân suy tôn, ủng hộ ->Lê Hoàn lên ngôi vua

Thanh Thúy
11 tháng 11 2017 lúc 12:18

Câu 1

Cuối năm 979, nội bộ triều Đinh xảy ra một số biến cố. Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám hại. Vua mới còn nhỏ, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Một số tướng dấy binh chống lại, đã bị Lê Hoàn đánh bại. Nhân cơ hội đó, nhà Tống (ờ Trung Quốc) lăm le xâm phạm bờ cõi Đại cồ Việt. Trước tình thế hiểm nghèo, các tướng lĩnh và quân đội đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy kháng chiến.
Lê Hoàn (Lê Đại Hành) đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập nên nhà Lê, sử cũ Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua là các chức quan văn, quan võ ; các con vua được phong vương và trân giữ các vùng hiểm yếu.
Về đơn vị hành chính, cả nước được chia làm 10 lộ. Dưới lộ có phủ và châu. Hầu hết quan lại đều là võ tướng. Các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ. Nhà Lê chú ý xây dựng một đội quân mạnh để bảo vệ chính quyền trung ương. Quân đội gồm 10 đạo và hai bộ phận : cấm quân (quân của triều đình) bảo vệ vua và kinh thành ; quân địa phương đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa luyện tập vừa làm ruộng.

Thanh Thúy
11 tháng 11 2017 lúc 12:20

câu 3

Khi quân ta chiến thắng nhưng Lý Thường Kiệt vẫn chủ động giảng hoà với giặc vì: Đây là một cách kết thúc chiến tranh độc đáo của Lý Thường Kiệt - không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng đã ở thế sức cùng, lực kiệt, mà kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hoà để bảo đảm mối quan hệ bang giao hoà hiếu giữa hai nước sau chiến tranh; không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo một nền hoà bình lâu dài. Đó là tinh thần nhân đạo của dân tộc ta.

luffy
12 tháng 11 2017 lúc 9:31

dài vãi

nguyễn trần minh
12 tháng 11 2017 lúc 19:26

Câu 1:

Năm 919, Đinh Bộ Lĩnh và con trai là Đinh Tiễn bị sát hại, con trai út Là Đinh Toàn còn nhỏ nên chưa thể lên nắm quyền => đất nước lâm nguy dẫn đến :

+ Nội bộ trong triều đình lục đục

+ Nhà Tống lăm le xâm lược nước ta

Trong hoàn cảnh đó, được sự đồng ý của các quan trong triều, thái hậu Dương Vân Nga đã quyết định trao áo long bào cho Lê Hoàn để bảo vệ đất nước


Các câu hỏi tương tự
bùivân trang
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Lê Huỳnh Thúy Nga
Xem chi tiết
Lê Thị Hà Trang
Xem chi tiết
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Phương
Xem chi tiết
Chibi Trần
Xem chi tiết
nguyễn đức ngọc
Xem chi tiết
hunghung
Xem chi tiết