1/ Lấy 1 vật nhiễm âm đưa lại gần 1 quả cầu treo trên 1 sợi tơ mảnh. Hãy cho biết các trường hợp sau, quả cầu có bị nhiễm điện không? Nếu có nhiễm điện loại gì?
a / Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện
b / Quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện
2 / Một ống nhôm nhẹ được treo bằng sợi chỉ tơ. Có 1 cây thước nhựa nhiễm điện âm và 1 thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương. Làm thế nào xác định ống nhôm đã nhiễm điện hay chưa? Nếu có thì đã nhiễm điện gì?
3 /
a / Làm thế nào để biết một vật có bị nhiễm điện hay không?
b / Có 4 thanh A, B, C và D. Thanh A đẩy thanh B và hút thanh C; còn thanh C đẩy thanh D. Cho biết thanh D là thanh thủy tinh được nhiễm điện sau khi cọ xát với lụa. Hỏi các thanh A, B, C, D mang điện tích gì?
4 / Giải thích vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, khi chải đầu bằng lược nhựa nhiều sợi tóc bị lược hút kéo thẳng ra?
5 / Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích khi:
a) Hai mảnh nilon, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.
b) Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau.
6 / Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi?
Bạn đăng 1 câu hỏi (tự luận) cho mỗi lần đăng nhé!
1/ Lấy 1 vật nhiễm âm đưa lại gần 1 quả cầu treo trên 1 sợi tơ mảnh. Hãy cho biết các trường hợp sau, quả cầu có bị nhiễm điện không? Nếu có nhiễm điện loại gì?
a / Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện
b / Quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện
a) Khi quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện, có hai trường hợp đều có thể xảy ra: quả cầu không bị nhiễm điện hoặc là quả cầu đã nhiễm điện dương.
b) Khi quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện, quả cầu đã bị nhiễm điện âm, vì lúc đó hai vật nhiễm điện cùng dấu đã đẩy nhau.
2 / Một ống nhôm nhẹ được treo bằng sợi chỉ tơ. Có 1 cây thước nhựa nhiễm điện âm và 1 thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương. Làm thế nào xác định ống nhôm đã nhiễm điện hay chưa? Nếu có thì đã nhiễm điện gì?
Ta có 2 dự đoán:
+ Ống nhôm không bị nhiễm điện nhưng vẫn bị hút vì thanh thủy tinh đã nhiễm điện nên có khả năng hút những vật nhẹ
+ Ống nhôm và thanh thủy tinh nhiễm điện trái dấu vì 2 vật nhiễm điện trái dấu mới hút vào nhau
3 /
a / Làm thế nào để biết một vật có bị nhiễm điện hay không?
=> Để biết một vật bị nhiễm điện hay không ta có thể:
+ Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
+ Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
b / Có 4 thanh A, B, C và D. Thanh A đẩy thanh B và hút thanh C; còn thanh C đẩy thanh D. Cho biết thanh D là thanh thủy tinh được nhiễm điện sau khi cọ xát với lụa. Hỏi các thanh A, B, C, D mang điện tích gì?
- Đầu tiên là phải nói đến thanh D. Thanh D ở đây bị nhiễm điện tích dương (+) do nó bị nhiễm điện sau khi cọ xát với lụa.
- Thứ hai, thanh C đẩy thanh D. Theo sự tương tác giữa hai điện tích thì các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, nên ở đây thanh C cũng mang điện tích dương (+).
- Thứ ba, thanh A hút thanh C. Cũng theo sự tương tác, 2 vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau, nên thanh A bị nhiễm điện âm (-).
- Cuối cùng, thanh A đẩy thanh B. Và một lần nữa, dựa theo sự tương tác, ta có thể khẳng định rằng thanh B bị nhiễm điện tích âm (-).
4 / Giải thích vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, khi chải đầu bằng lược nhựa nhiều sợi tóc bị lược hút kéo thẳng ra?
- Khi ta chải đầu lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau, cả lược nhựa và tóc bị nhiễm điện. Do đó, tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra
5 / Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích khi:
a) Hai mảnh nilon, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.
đẩy nhau vì cùng cọ xát vào cùng 1 mảnh vải khô
b) Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau
hút nhau vì khác loại
6 / Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi?
+ Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó.
Đặc biệt mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
1/ Lấy 1 vật nhiễm điện âm đưa lại gần 1 quả cầu treo trên 1 sợi tơ mảnh. Hãy cho biết các trường hợp sau, quả cầu có bị nhiễm điện không? Nếu có nhiễm điện loại gì?
a / Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện
- Quả cầu nhiễm điện trái dấu với vật => nhiễm điện dương.
b / Quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện
- Quả cầu nhiễm điện cùng dấu với vật => nhiễm điện âm