1. Lập niên biểu những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của NDta từ năm 1858 đến năm 1873, theo mẫu:
Thời gian |
Nội dung chính |
|
|
2. Nêu những nét cơ bản về tình hình VN sau năm 1867?
3. Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần 1 năm 1873.
4 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2 như thế nào ? (nguyên nhân, diễn biến, kết quả)
5.Tại sao nói từ năm 1858-1884 là quá trình triều đình Huế đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
6.Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
7. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
8. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê ? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
9. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Yên Thế 1884-1913?
Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Yên Thế
10. Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối TK XIX ?
Giúp e với e cám ơn ạ
2. Nêu những nét cơ bản về tình hình VN sau năm 1867?
Tình hình Việt Nam sau năm 1867:
* Về chính trị:
- Thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị của chúng ở Nam Kì, tiến hành bóc lột nhân dân, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.
- Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:
+ Vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.
+ Triều đình vẫn muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
* Về kinh tế:
- Các ngành kinh tế nông, công, thương nghiệp đều sa sút.
- Tài chính, quân sự đều suy yếu.
* Về xã hội: Đời sống nhân dân cơ cực. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ở nhiều nơi.
=> Tình hình trên tạo điều kiện cho Pháp thực hiện mưu đồ mở rộng chiếm đóng Bắc Kì.
3. Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần 1 năm 1873.
* Diễn biến trận Cầu Giấy năm 1873:
- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây.
- Ngày 21-12-1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.
- Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.
- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính của Pháp bị giết tại trận.
4 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2 như thế nào ? (nguyên nhân, diễn biến, kết quả)
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai:
- Âm mưu của Pháp: lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 (ngăn cản việc đi lại của người Pháp trên sông Hồng, dao thiệp với nhà Thanh). => Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp đổ bộ vào Hà Nội.
- Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta hạ khí giới và giao thành không điều kiện.
- Ngày 25 - 4 - 1882, Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội, rồi mở rộng đánh chiếm ra các tỉnh thuộc Bắc Kì.
- Quân ta anh dũng chống trả nhưng thành Hà Nội vẫn bị rơi vào tay giặc.
- Quân Pháp tỏa đi đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
6.Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
* Nguyên nhân:
- Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
+ Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).
+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.
- Trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.
* Diễn biến:
- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.
7. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
=> Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.
- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.
+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
8. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê ? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
Diễn biễn cuộc khởi nghĩa được chia làm 2 giai đoạn:
- Từ năm 1885 - 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.
- Từ năm 1888 - 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt.
+ Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào căn cứ chính Ngàn Trươi.
+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.
+ Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh (28-12-1895), cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.
Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
10. Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối TK XIX ?
- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.
- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc
- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...
- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”
- Kết quả: Đều thất bại
- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.
6.Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
* Nguyên nhân:
- Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
+ Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).
+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.
- Trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.
* Diễn biến:
- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.
7. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
=> Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.
- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.
+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
8. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê ? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
Diễn biễn cuộc khởi nghĩa được chia làm 2 giai đoạn:
- Từ năm 1885 - 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.
- Từ năm 1888 - 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt.
+ Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào căn cứ chính Ngàn Trươi.
+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.
+ Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh (28-12-1895), cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.
Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.