1. Lập bảng thống kê 3 lần tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn.
2. Quang Trung có những chính sách gì để củng cố quốc phòng, ngoại giao? Đường lối ngoại giao của Qung Trung có ý nghĩa như thế nào?
3. Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
4. (LSĐP) bằng những chứng cứ cụ thể, hãy cho biết quần đảo Hoàng Sa là vùng lãnh thổ của nước Đại Việt?
1.
Thời gian |
Người chỉ đạo |
Sự kiện có ý nghĩa |
1771 |
Nguyễn Nhạc |
Xây dựng căn cứ Tây Sơn thượng đạo và Tây Sơ hạ đạo |
1773 |
Nguyễn Nhực |
Hạ thành Quy Nhơn |
1776-1783 |
Nguyễn Nhạc |
Nghĩa quân Tây Sơn dốn lần đánh vào Gia Định |
1777 |
Nguyễn Nhạc |
Lật đổ chính quyền họ Nguyễn Đàng trong |
1785 |
Nguyễn Huệ |
Đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược ( chiến thắng Rạch Gầm –XM) |
1786 |
Nguyễn Huệ |
Lật đổ chính quyền họ Trinh Đàng ngoài |
1788 |
Nguyễn Huệ |
Thu phục Bắc Hà |
2.Chính sách quốc phòng, ngoại giao.
* Quốc phòng:
+ Thi hành chế độ quân dịch: cứ 3 suất đinh lấy 1 suất lính
+ Củng cố quân đội về mọi mặt, xây dựng nhiều binh chủng, tạo chiến thuyền lớn.
* Ngoại giao:
+ Đường lối ngoại giao khéo kéo, mềm dẽo nhưng kiên quyết.
+ Tiêu diệt nội phản.
+ 16/9/1792, Quang Trung qua đời.
Ý nghĩa :
‐ Tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh.
‐ Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.
3.
Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
a/ Hành chính:
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi hoàng đế.
- Chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
b/ Luật pháp:
- Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương.
- Năm 1815 , nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long).
c/ Quân đội:
Bao gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
d) Ngoại giao:
Vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. Nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc đối với các nước phương Tây.
4.
.
Từ những chứng cứ lịch sử; căn cứ vào tập quán quốc tế và các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982)2, Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có đầy đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đối với các tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo này và chủ trương giải quyết với các bên liên quan bằng đàm phán hòa bình, trên cơ sở nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982 và các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia ký kết, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên Biển Đông.