Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Địa lý kinh tế

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ngọc kiu <3

1 kể tên các thế mạnh về kinh tế ở trung du và miền núi bắc bộ ? ý nghĩa của việc khai thác các thế mạnh kinh tế và bảo vệ môi trường ở trung du vs miền núi bắc bộ ?

2 trình bày đặc điểm dân cư đồng bằng sông hồng . nêu tác động đến phát triển đến kinh tế và môi trường ?

3 trình bày đặc điểm phát triển của ngành nông nghiệp ở đồng bằng sông hồng ?

4 trình bày vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ vùng bắc trung bộ ?

5 phân tích điều kiện phát triển kinh tế biển vùng duyên hải nam trung bộ ?

6 kể tên các di sản tự nhiên văn hóa thế giới ở bốn vùng đã học ?

giúp mk với nha các bạn ( lm câu nào bt nhá hk cần phải lm tất mà lm tất càng tốt ) cảm ơn trc ạ

yên nhiên thái hoài
10 tháng 12 2017 lúc 19:28

vị trí địa lý của vùng bắc trung bộ : là dải đất hẹp ngang kéo dài từ tam điệp đến dãy bạch mã. Giáp với nuocs Lào và các vùng đồng bằng sông hồng,trung du và miền núi bắc bộ duyện hải nam trung bộ.

yên nhiên thái hoài
10 tháng 12 2017 lúc 19:43

- giàu tài nguyên biển để phát triển kinh tế biển:

vì địa hình hẹp ngang,=> đường bờ biển dài khúc khỉu

có nhiều đảo và quần đảo: Đảo Phú Quý, Lý Sơn, Hoàng Sa Trường Sa.

có ngư trường trọng điểm : ninh thuận-bình thuận- bà rịa vũng tàu; ngư trường quần đảo hoàng sa,trường sa;

nhiều bãi tôm bãi cá ven bờ thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản=> phát triển chế biến lương thực thực phẩm.

có nhiều bãi tắm đẹp như nha trang, non nước, mũi né, sa huỳnh... => phát triển du lịch

có các cảng biển : Đà Nẵng, nha trang dung quốc, quy nhơn.. nên phắt tiển giao thông trong và ngoài nước theo đường thủy.

tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn thiên tai bão lũ.. ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế biển.

bạn thấy được thì cám ơn ạ

yên nhiên thái hoài
10 tháng 12 2017 lúc 19:47

caau2: mật độ dân cư xã hội cao nhất cả nước. kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. có một số đô thị hình thành từ lâu đời.

thuận lợi lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao có nhìu kinh nghiêm trong sản xuất

khó khăn sức ép của dân số đến phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm

lê trần văn minh
1 tháng 2 2018 lúc 20:43

Câu 1: Thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: ý nghĩa của việc khai thác các thế mạnh kinh tế và bảo vệ môi trường ở trung du vs miền núi bắc bộ là:

* Thế mạnh trong việc khai thác khoáng sản và thuỷ điện tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng.
- Đây là vùng giàu nhất nước ta về khoáng sản (than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn; sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang; thiếc ở Cao Bằng, chì - kẽm ở Bắc Cạn, apatit ở Lào Cai, đồng ở Sơn La...).
- Tiềm năng thuỷ điện rất lớn, tập trung trên hệ thống sông Hồng (37% trữ lượng cả nước).

* Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp.
Diện tích rộng, có nhiều loại đất, khí hậu với một mùa đông lạnh thích hợp với việc phát triển các cây công nghiệp ưa lạnh nhất là chè, cây dược liệu, rau quả ôn đới, cận nhiệt.

* Thế mạnh về chăn nuôi gia súc.
- Có diện tích rộng, khí hậu mát mẻ nên có nhiều đồng cỏ thích hợp cho chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa.
- Có trồng nhiều hoa màu nên nguồn thức ăn dồi dào, chăn nuôi lợn phát triển.

* Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
- Du lịch sinh thái ở Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể.
- Du lịch hướng về cội nguồn ở Đền Hùng, Pác Bó.
- Du lịch biển ở vịnh Hạ Long.

* Có điều kiện để phát triển kinh tế biển.
- Du lịch biển ở Quảng Ninh (vịnh Hạ Long).
- Nuôi trồng, khai thác hải sản (vùng biển Quảng Ninh và các đảo).

+ Ý nghĩa kinh tế lớn: vì đây là vùng có tiềm năng lớn nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy thế mạnh sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển KTXH của vùng tạo cơ cấu KT hoàn thiện hơn.

+ Ý nghĩa chính trị, xã hội: đây là vùng có nhiều dân tộc ít người lại nằm sát biên giới Lào, Trung Quốc. Đồng bào các dân tộc đã đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều huyện, xã nghèo, nếu giải quyết được vấn đề kinh tế sẽ đảm bảo ổn định về chính trị xã hội. Câu 2:

đặc điểm dân cư đồng bằng sông hồng

tác động đến phát triển đến kinh tế và môi trường là:

Số dân 17,5 triệu người chiếm 22% nam 2002. Là vùng có dân cư đông đúc nhất nước ta Mật độ dân số cao nhất cả nước. Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật. Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. Có một số đô thị hình thành từ lâu đời như Hà Nội, Hải Phòng… Khó khăn: Sức ép dân số đông đối với phát triển kinh tế xã hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

Câu 3:

Đặc điểm phát triển của ngành nông nghiệp ở đồng bằng sông hồng là:

Đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng:
- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 26,6% năm 1995 lên 36% năm 2002.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).
- Các ngành công nghiệp trọng điểm là: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.
- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh,...).
- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.
b. Các điều kiênn để phát triển công nghiệp tại khu vực này:
+ Đây là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, câc xưởng sản xuất lớn của cả nước.
+ Có nguồn tài nguyên khoáng sản cho việc khai thác và sản xuất.
+ Vựa lúa lớn thứ 2 sau đòng bằng sông cửa long, trồng nhiều loại cây lương thực thực phẩm=> phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Có các con soông lớn tạo thuận lợi cho ngành công nghiệp thủy điện.
+ Số lượng dân cư lớn tạo ra nguồn nhân lực dồi dào.

Câu 4:V

ị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ vùng bắc trung bộ là:

Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

Phía tây là dải núi Trường Sơn Bắc, giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông là Biển Đông.

Câu 5: điều kiện phát triển kinh tế biển vùng duyên hải trung nam bộ là:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

– Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn.

– Rừng có một số loại gỗ quý và các đặc sản như: quế, trầm hương, sâm qui…

– Đất nông nghiệp ở các đồng bằng tuy không lớn nhưng thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp như: dừa, mía, bông…

– Vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và các rạn san hô ven các đảo thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản.

– Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm, mực, cua, ghẹ… và các đặc sản như tổ yến, tôm hùm…

– Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Mũi né…, nhiều cảnh quan đẹp: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.. có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học…

– Các sông tuy ngắn nhưng có giá trị về thủy lợi, thủy điện.

– Khoáng sản không giàu nhưng có trữ lượng lớn về cát thạch anh, đá xây dựng. Ngoài ra, còn có titan, vàng, đá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.

+ Điều kiện kinh tế – xã hội:

-Dân cư có đức tính cần cù trong lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.

– Có các đô thị ven biển, là hạt nhân phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

– Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, tiêu biểu như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là lợi thế để thu hút khách du lịch.

* Những khó khăn:

+ Điều kiện tự nhiên:

– Thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, hạn. Quá trình sa mạc hóa có xu hướng mở rộng ở các tỉnh cực nam (Ninh Thuận, Bình Thuận).

– Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp.

– Môi trường ở một số vùng đồi núi và ven biển bị suy thoái do mất rừng, do ô nhiễm.

+ Kinh tế – xã hội:

– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

– Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phân bố dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển.

– Thiếu vốn đầu tư.

Câu 6:8 di sản thiên nhiên thế giới là:

Tính đến năm 2014, Việt Nam đã được UNESCO công nhận 18 di sản thế giới, trong đó có 2 di sản thiên nhiên (vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng); 5 di sản văn hóa (khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, thành nhà Hồ, quần thể di tích cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn); 1 di sản hỗn hợp (quần thể danh thắng Tràng An) và các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu.

Các di sản này không chỉ là minh chứng cho một đất nước Việt Nam tươi đẹp, đa dạng về phong cảnh thiên nhiên, phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc, có bề dày lịch sử mà còn là những điểm đến thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan mỗi năm.

Vịnh Hạ Long


Nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn, vịnh Hạ Long có tổng diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng di sản được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông).

Vịnh Hạ Long chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng cùng nhiều hang động kỳ thú tạo thành một quần thể vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó,
vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng hàng nghìn loài động thực vật phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc. Đến Hạ Long, du khách cũng sẽ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp bình dị và những giá trị văn hóa phi vật thể toát ra từ cuộc sống của những ngư dân tại các làng chài.

Không chỉ là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận 2 lần (năm 1994 và 2000), vịnh Hạ Long còn được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới và luôn nằm trong danh sách những vịnh đẹp nhất trên thế giới cho đến nay.

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng


Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) với diện tích khoảng 200.000 ha.

Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu. Các giai đoạn kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp của vỏ trái đất từ 400 triệu năm trước đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích bị sụt lún.

Bên cạnh đó, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ban tặng một hệ thống hang động hùng vĩ trong lòng núi đá vôi. Tại đây, vào tháng 4 năm 2009, đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới (cao 200m, rộng 150m, dài ít nhất 8,5km). Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng còn có hệ thống động thực vật đa dạng, trong số đó có nhiều loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội


Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội có tổng diện tích 18,395 ha, bao gồm: khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Song hành cùng lịch sử dân tộc trong suốt 10 thế kỷ qua, Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng thành, đặc biệt là Tử Cấm Thành thì gần như không thay đổi. Tại đây, các nhà khảo cổ học đã khai quật được một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong hoàng cung qua nhiều thời kỳ.

Ngoài ra, nhiều tiền đồng, đồ gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á... được tìm thấy ở đây là bằng chứng cho thấy Thăng Long đã từng là trung tâm giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực và tiếp nhận những giá trị tinh hoa của nhân loại.

Thành nhà Hồ


Thành nhà Hồ là tòa thành bằng đá độc đáo nằm giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407 do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397.

Thành Nhà Hồ là công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15.

Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo tồn trên mặt đất và cả trong lòng đất.

Quần thể di tích cố đô Huế


Nằm dọc hai bên bờ sông Hương và một số vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, quần thể di tích cố đô Huế là di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận (tháng 12 năm 1993).

Nổi bật trong quần thể di tích cố đô Huế là ba tòa thành: Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành được bố trí đăng đối xuyên suốt trên một trục nam - bắc. Hệ thống thành quách, cung điện ở đây có sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...

Xa xa về phía tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt. Ngày nay, cố đô Huế vẫn còn lưu giữ những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Đô thị cổ Hội An


Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ...

Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây.

Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều món ăn truyền thống, phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng vẫn được lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những ngôi làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, nơi phát triển nhiều nghề thủ công truyền thống như mộc, làm đồ đồng, gốm…

Khu đền tháp Mỹ Sơn


Nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km thuộc địa bàn xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa do Vua Bhadravarman cho xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4 để thờ thần Siva.

Các triều vua sau đó đều cho tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để thờ các vị thần. Khu đền tháp Mỹ Sơn được phát hiện vào năm 1885. Trong số 225 di tích Chăm được phát hiện tại Việt Nam, riêng Mỹ Sơn có khoảng 70 đền tháp, 32 bi ký tồn tại ở dạng này hay dạng khác.

Mặc dù có sự tiếp nhận sâu sắc văn hóa Ấn Độ, nhưng trong quá trình phát triển, tính bản địa ngày càng đậm nét và tính dân tộc ngày càng khẳng định đã tạo cho loại hình nghệ thuật điêu khắc Chăm ở Mỹ Sơn vẻ độc đáo, sức hẫp dẫn kỳ lạ, thể hiện sức sống mãnh liệt của con người với nội tâm lúc bay bổng sảng khoái, lúc trầm tĩnh ưu tư, lúc trăn trở day dứt...

Quần thể danh thắng Tràng An


Đây là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận. Với diện tích 6.172 ha nằm ở khu vực ranh giới giữa huyện Hoa Lư với các huyện Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình, quần thể danh thắng Tràng An bao gồm các khu vực liền kề nhau là di tích cố đô Hoa Lư, quần thể hang động Tràng An, khu danh thắng Tam Cốc - Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư.

Đến Tràng An, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi hiện ra trước mắt là bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình với hệ thống núi đá vôi và hang động tự nhiên đa dạng. Được ví như “Hạ Long trên cạn”, quần thể danh thắng Tràng An hấp dẫn bởi hệ thống động xuyên thủy nối liền các thung ngập nước như một trận đồ bát quái vừa kỳ ảo vừa biến hóa khôn lường.

Bên cạnh đó, quần thể danh thắng Tràng An còn có nhiều điểm du lịch văn hóa hấp dẫn khác như: cố đô Hoa Lư, khu núi chùa Bái Đính, các đình, đền, chùa...


Các câu hỏi tương tự
thu dinh
Xem chi tiết
thu dinh
Xem chi tiết
Le Tran
Xem chi tiết
Thúy Hằng
Xem chi tiết
Trần Đặng Hiểu Khương
Xem chi tiết
Minh A bi
Xem chi tiết
Dương Phương Anh
Xem chi tiết
Milly BLINK ARMY 97
Xem chi tiết
Xem chi tiết