1) hoàn thành các phản ứng hóa học và cho biết trong các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
a) KMnO4--->K2MnO4+MnO1+O2
b) Fe+CuSO4--->FeSO4+Cu
c) P2O5+H2O---> H3PO4
d) Zn +HCl---->ZnCl2+H2
2) bằng PTHH hãy phân biệt các lọ đựng các chất khí sau: O2,H2,CO2 và không khí
3) cho 19,5 g Zn tác dụng với dung dịch axit sunfuric ( H2SO4) loãng.
a) tính khối lượng kẽm sunfat( ZnSO4) thu được sau phản ứng.
b) Tính thể tích khí hid9ro sinh ra ở đktc
c) Nếu dùng toàn bộ lượng hidro sinh ra ở trên đem khử 16g bột CuO ở nhiệt độ cao thì thu được bao nhiêu gam đồng?
4) khử hoàn toàn 24g CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao cần vừa đủ 8,96 lít khí hiđro ở đktc.a) Tính % theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
b) tính khối lượng mỗi kim loại thu được sau phản ứng.
Giúp mik gấp, thứ 2 mik thi rồi nên giúp gấp nhé.
Bài 1 :
a) 2KMnO4 \(\rightarrow\) K2MnO4 + MnO2 + O2
b) Fe + CuSO4\(\rightarrow\) FeSO4 + Cu
c) P2O5 + 3H2O \(\rightarrow\) 2H3PO4
d) Zn + 2HCl \(\rightarrow\) ZnCl2 + H2
2) bằng PTHH hãy phân biệt các lọ đựng các chất khí sau: O2,H2,CO2 và không khí.
Trả lời:
Ta cho que đóm đang cháy vào miệng các lọ:
- Nếu que đóm bùng cháy thì đó là lọ chưa khí O2.
- Nếu que đóm cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt thì đó là lọ chứa khí H2.
- Lọ còn lại chứa khí CO2 (hoặc nếu muốn chắc chắn: cho que đóm đang cháy vào miệng lọ còn lại thấy que đóm bị tắt thì chứng tỏ lọ đó chưá CO2).
Bài 4 :
CuO + H2 \(\rightarrow\) Cu + H2O (1)
Fe2O3 +3H2\(\rightarrow\) 2Fe + 3H2O (2)
a) gọi nCuO =a (mol) và nFe2O3 = b(mol)
=> mCuO = 80a(g) và mFe2O3 = 160b(g)
mà mCuO + mFe2O3 = 24 (g) => 80a+160b = 24
Theo PT(1) => nH2 = nCuO = a(mol)
Theo PT(2) => nH2 = 3 .nFe2O3 = 3b(mol)
mà tổng nH2 = V/22,4 = 8,96/22,4 = 0,4(mol)
=> a+ 3b = 0,4
Do đó : \(\left\{\begin{matrix}80a+160b=24\\a+3b=0,4\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{\begin{matrix}a=0,1\left(mol\right)\\b=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
=> mCuO = 80 x 0,1 = 8(g)
=> mFe2O3 = 24 - 8 = 16(g)
=> %mCuO= mCuO : m(CuO+Fe2O3) x 100% = 8 : 24 x 100% =33,33%
=> %mFe2O3 = 100% -33,33% = 66,67%
b) Theo PT(1) => nCu = nCuO = 0,1(mol)
=> mCu = n .M = 0,1 x 64 = 6,4(g)
Theo PT(2) => nFe = 2 .nFe2O3 = 2 x 0,1 = 0,2(mol)
=> mFe = n .M = 0,2 x 56 =11,2(g)
Bài 3
Zn + H2SO4 \(\rightarrow\) ZnSO4 + H2
a) nZn = m/M = 19,5/65 = 0,3(mol)
Theo PT => nZnSO4 = nZn = 0,3(mol)
=> mZnSO4 = n .M = 0,3 x 161 =48,3(g)
b) Theo PT => nZn = nH2 = 0,3(mol)
=> VH2 = n x 22,4 = 0,3 x 22,4 = 6,72(l)
c)CuO + H2 \(\rightarrow\) Cu + H2O
nCuO = m/M = 16/80 = 0,2(mol)
Lập tỉ lệ:
\(\frac{n_{CuO\left(ĐB\right)}}{n_{CuO\left(PT\right)}}=\frac{0,2}{1}=0,2\) < \(\frac{n_{H2\left(ĐB\right)}}{n_{H2\left(PT\right)}}=\frac{0,3}{1}=0,3\)
=> Sau phản ứng CuO hết và H2 dư
Theo PT => nCu = nCuO = 0,2(mol)
=> mCu = n .M = 0,2 x 64 =12,8(g)
1) hoàn thành các phản ứng hóa học và cho biết trong các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
a) KMnO4-to>K2MnO4+MnO2+O2 (phản ứng phân hủy).
b) Fe+CuSO4->FeSO4+Cu (phản ứng thế)
c) P2O5+3H2O---> 2H3PO4 (phản ứng hóa hợp)
d) Zn +2HCl---->ZnCl2+H2 (phản ứng thế).