Học kì 2

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hồ Trang

1: Hiến pháp là gì? Hiến pháp có vai trò và ý nghĩa như thế nào? Trên cơ sở quyền trẻ em đã học, em hãy nêu một vài điều luật bảo vệ chăm sóc trẻ em mà theo em đó là điều cụ thể hóa điều 65 trong hiến pháp?

2: Cơ quan nào được ban hành hiến pháp và sửa đổi hiến pháp? Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện?

Anh Thu To Nguyen
15 tháng 4 2018 lúc 16:02

1: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật VN. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành , xây dựng trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, ko được trái với Hiến pháp

2: Quốc hội được phép ban hành hiến pháp và sửa đổi hiến pháp.

Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật

Người thích nghịch 2
15 tháng 4 2018 lúc 15:05

Hiến pháp là một ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước (những mối quan hệ xã hội có liên quan đến việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách quốc phòng, an ninh, chính sách ngoại giao, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và những nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước).

Người thích nghịch 2
15 tháng 4 2018 lúc 15:06

Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng, là nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội và chủ quyền của quốc gia, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ.

Hiến pháp là luật cơ bản của một nước, thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân, là nền móng xác định thể chế chính trị ưu việt, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản, thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền, đồng thời là đạo luật gốc làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

Hiến pháp khẳng định tính chính danh của Nhà nước, là sự biểu hiện tập trung nhất ý chí của dân tộc, kỷ cương của đất nước, ghi nhận những thành quả cách mạng mà nhân dân ra đã đạt được trong các thời kỳ lịch sử; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xác định những phương thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước và ngăn chặn sự xâm phạm của chính quyền lực nhà nước đến các quyền và tự do, dân chủ của mỗi người dân.

Đối với quốc gia, một bản Hiến pháp tốt là nền tảng để tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân – đây là yếu tố không thể thiếu để một quốc gia ổn định và phát triển. Lịch sử nhân ***** thấy Hiến pháp gắn liền với vận mệnh của mỗi quốc gia, sự thịnh vượng, tính năng động, sức sáng tạo mạnh mẽ của xã hội và khả năng “hóa giải” khủng hoảng một cách nhanh chóng – nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay. Đồng thời, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu, thậm chí sụp đổ của nhiều quốc gia cũng xuất phát từ những thể chế, pháp luật chuyên chế, mất dân chủ và xa rời thực tế được quy định trong Hiến pháp của các quốc gia đó.

Đối với mỗi người dân, Hiến pháp tạo lập một nền dân chủ thực sự để mọi người dân có thể tự do bày tỏ tư tưởng, ý kiến và quan điểm về các vấn đề của đất nước và chính bản thân mình mà không sợ hãi, bị đàn áp hay trừng phạt – đây cũng chính là tiền đề để khai mở và phát huy trí tuệ, năng lực của mọi cá nhân trong xã hội, cũng như để phòng, chống lạm quyền và tham nhũng. Thông qua Hiến pháp các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo, được thực hiện một cách đầy đủ nhất phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm: củng cố, tạo lập sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó, giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo.

Người thích nghịch 2
15 tháng 4 2018 lúc 15:06

Thẩm quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp được quy định tại khoản 1 Điều 120 Hiến pháp năm 2013 như sau: “Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”.

Do tính chất là luật cơ bản của Nhà nước nên vệc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi Hiến pháp phải tuân theo trình tự đặc biệt: Chủ trương xây dựng Hiến pháp được biểu thị bằng Nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội); việc xây dựng dự thảo Hiến pháp được một cơ quan soạn thảo Hiến pháp do chính Quốc hội lập ra (Ủy ban dự thảo Hiến pháp) tiến hành; việc lấy ý kiến nhân dân được tiến hành rộng rãi; việc thông qua Hiến pháp thường được tiến hành tại một hoặc một số kỳ họp đặc biệt của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; việc sửa đổi Hiến pháp thường được thực hiện theo một trình tự đặc biệt được quy định tại Hiến pháp. Đặc biệt, ở nước ta, quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp còn đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam và thu hút sự tham gia đông đảo, rộng rãi của mọi tầng lớp Nhân dân.

Người thích nghịch 2
15 tháng 4 2018 lúc 15:07

Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát,góp ý kiến vào hoạt độngcủa các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra,đông thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách,pháp luật của Nhà nước,bào vệ các cơ quan nhà nước,giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ