1. Theo lịch sử, xã hội loài người đã tồn tại hơn 50 nghìn năm, Nhà nước và pháp luật cũng đã có gần 3 nghìn năm. Nhưng Hiến pháp được hiểu như ngày nay là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia để quy định tổ chức quyền lực Nhà nước, quy định các quyền tự do, dân chủ và các nghĩa vụ của công dân chỉ bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ cách mạng tư sản. Sự ra đời của Hiến pháp gắn liền với việc khẳng định thắng lợi của cách mạng tư sản, đồng thời đánh dấu sự chấm dứt của chế độ cai trị độc đoán, chuyên quyền, sử dụng bạo lực công khai và trắng trợn đã từng tồn tại hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến, chế độ chiếm hữu nô lệ. Trong Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến không hề biết tới Hiến pháp.
2.Thảo luận về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo năm 2008 chiều 7/10, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề nghị, phải tìm hiểu lý do các vụ khiếu kiện giảm vì xử lý tốt hay do người dân không còn tin tưởng vào việc giải quyết của các cấp có thẩm quyền.
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho thấy năm 2008, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có lắng dịu, số vụ việc đã giảm so với năm 2007. Tình hình thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng giảm rõ rệt...
Nhưng theo Phó Tổng thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào, "số lượng nhiều hay ít không thành vấn đề. Đáng quan tâm hiện nay là khiếu nại kéo dài, bức xúc, vượt cấp, tiềm ẩn nhiều vấn đề trong thời gian tới".
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cũng phân vân: "Theo dõi các báo cáo, tôi thấy Chính phủ nói giảm, Tòa nói không giảm, Viện tối cao bảo giảm đáng kể... Như vậy, cơ sở để đánh giá hiệu quả của công tác này rất khó".
Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển góp ý, cứ nhìn vào con số khiếu nại tố cáo giảm đi 10% thì chưa đánh giá hết tình hình. Vì số vụ việc giảm đi nhưng tính chất phức tạp lại tăng.
Ông Vượng phân tích rõ hơn, đơn thư gửi lên Viện kiểm sát có thể giảm vì khiếu nại chủ yếu với các bản án đã có hiệu lực. "Hiện nay, tâm lý của người dân gửi đến Tòa thấy hiệu quả hơn vì Tòa kháng nghị còn xét xử được, chứ Viện thì chỉ được kháng nghị", ông Vượng nói.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề nghị, phải tìm hiểu lý do giảm các vụ khiếu kiện vì xử lý tốt hay do người dân không còn tin tưởng vào việc giải quyết của các cấp có thẩm quyền. "Khiếu nại tố cáo đất đai vì sao vẫn chiếm hơn 80%, do chính sách đền bù hay do cán bộ lợi dụng quyền hạn để tham nhũng?".
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, nội dung tố cáo của người dân tập trung vào các vấn đề: Cán bộ công chức lãng phí, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đất đai, tài chính ngân sách, mua sắm tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện chính sách xã hội.
Dân cũng bức xúc trước tình trạng bao che cán bộ vi phạm, tình trạng cán bộ của cơ quan tiến hành tố tụng bắt giam sai, làm sai lệch hồ sơ, thiếu công minh và khách quan trong xét xử, thi hành án.
Thanh tra Chính phủ thừa nhận: "Tình trạng cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ quyền hạn, thiếu trách nhiệm trong công tác diễn ra nhiều nơi. Việc thanh tra, phát hiện và xử lý chưa nghiêm minh, kịp thời".
Làm rõ số vụ do nhũng nhiễu
Lý giải cho bất cập trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, ông Trần Thế Vượng nói, do ở nước ta không có ai chuyên trách làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Theo ông Vượng, "quy định người đứng đầu, bộ trưởng, thủ trưởng song những người đó còn bao nhiêu việc cần làm". Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn lưu ý, trong số đơn thư gửi đến các ủy ban QH năm qua, có ủy ban chỉ chuyển cơ quan chức năng gần 1/100 so với đơn thư nhận được, có ủy ban không chuyển đơn thư nào...
Ông Lê Tiến Hào phân bua: "Cơ chế pháp luật của chúng ta có rất nhiều vấn đề. Có một vụ mà anh này vận dụng luật này, anh khác vận dụng luật khác, mỗi một thời kỳ lại thay đổi, ai cũng có lý. Cùng một dự án, anh thu đất tôi năm ngoái anh trả 10 nghìn, năm nay anh trả 20 nghìn, không được".
Theo ông Hào, do làm không đúng mới nảy sinh khiếu nại: "Cả trung ương và địa phương đều rất lúng túng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo".
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề nghị Chính phủ phải phân tích rõ bao nhiêu vụ việc do lỗi chủ quan từ quản lý và cán bộ nhũng nhiễu, bao nhiêu do phía người dân bị lôi kéo...
Ngày 8/10, UBTVQH sẽ thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. nếu không thành khẩn mà tỏ thái độ không tốt dễ bị " đấm lắm"