1. Hãy kể tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu của nước Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV và công lao đóng góp của từng nhân vật đối với lịch sử dân tộc
2. Nhà Lý đã làm gì để xây dựng và củng cố nền độc lập? Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý
3. Cách đánh giặc độc đáo của Lí Thường Kiệt.
4. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào? Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.
5. Nhà Trần đã làm gì để củng cố và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý?
6. Đường lối kháng chiến của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
7. Hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược?
8. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
9. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra từ 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
10. Kinh tế Đại Việt thời Trần sau chiến tranh
1. Hãy kể tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu của nước Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV và công lao đóng góp của từng nhân vật đối với lịch sử dân tộc
- Ngô Quyền: Đáng bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lập ra nhà Ngô.
- Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh): dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, nhập ra nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt.
- Lê Đại Hành (Lê Hoàn): đánh bại quân Tống, lập ra nhà Tiền Lê.
- Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn): lập ra nhà Lý, dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
- Lý Thường Kiệt: đánh bại quân Tống xâm lược.
- Trần Nhân Tông: vị vua anh minh của nhà Trần, lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược.
- Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn): 3 lần chỉ huy nhân dân đánh quân Mông - Nguyên.
2. Nhà Lý đã làm gì để xây dựng và củng cố nền độc lập? Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý- Lý Công Uẩn lên ngôi dời đô về Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt.
- Luật pháp: + Năm 1042 ban hành bộ luật hình thư.
+ Bảo vệ vua, triều đình; bảo vệ của công, tài sản của nhân dân; cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nồng nghiệp.
- Quân đội: + Gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.
+ Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông"
+ Gồm các binh chủng: bộ binh, thủy bình; kỉ luật nghiêm minh; huấn luyện chu đáo; trang bị vũ khí.
+ Xây dựng, bảo vệ đoàn kết dân tộc.
+ Tạo quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.
3. Cách đánh giặc độc đáo của Lí Thường Kiệt:
- Chủ động tấn công để tự vệ.
- Đánh vào tinh thần của giặc.
- Chủ động giải hòa trong chiến tranh.
Câu 4: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh là:-
Từ cuối thế kỉ xn, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần là:
Câu 5:Để củng cố và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý, nhà Trần đã:
Chính sách:+ Nông nghiệp: đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng thêm diện tích đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh. Được Nhà nước quan tâm, người dân tích cực cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
+ Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng. Chợ mọc lên càng nhiều. Không khí buôn bán trong và ngoài nước tấp nập
Câu 6: Đường lối kháng chiến của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên:
+ Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc, vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược.
+ Thực hiến kế sách "vườn không nhà trống" vừa đánh, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công giành thắng lợi quyết định.
Câu 7:Những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất:
Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần : "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Vua Trần ra lệnh bắt giam sứ giả Mông Cổ vào ngục. Khi được tin quân Nguyên chuẩn bị xâm lược,vua Trần ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập quân sự..Câu 8: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
Câu 9: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra từ 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên:
-Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dan tộc và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc
-Góp phần xây đắp nên truyeeng thống quân sự Việt Nam
-Để lại cho nhân dân ta một bài học vô cùng quý giá đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xât dựng và bảo vệ tổ quốc
-Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của nhà Nguyên đối với những nước khác
10. Kinh tế Đại Việt thời Trần sau chiến tranh:
Nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất nhằm khôi phục và phát triển kinh tế:
- Đẩy mạnh công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, củng cố đê điều: đặt cơ quan hà đê, có chánh sứ, phó sứ phụ trách việc đê điều ở các bộ, phủ, đắp đê giữ nước gọi là đê quai vạc (đắp từ đất nguồn cho tới bờ biển).
- Các vương hầu, quý tộc tiếp tục chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.
- Ruộng đất công, làng xã chia cho nông dân cày cấy và thu thuế.
- Ban thái ấp cho các quý tộc, vương hầu.
- Ruộng đất tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.
- Kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh nhanh chóng được phục hồi nhờ các biện pháp khuyến nông (khẩn hoang mở rộng diện tích trồng trọt, đăp đê phòng chống lũ lụt,...).
- Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh, trong lúc đó, ruộng đất cũng ngày càng tập trung vào tay các quý tộc, vương hầu, địa chủ.
- Sau chiến tranh: Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí và thủ công nghiệp trong nhân dân rất phát triển. Ngoài những nghề thủ công truyền thống như: nghề dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, làm đồ gốm, rèn sắt, nghề đúc đồng, làm giấy, nghề mộc, xây dựng,... thời kì này thủ công nghiệp phát triển thêm một bước, nhiêu ngành nghề mới xuất hiện như đóng thuyền đi biển, khai khoáng, gốm Bát Tràng...
- Một số thợ thủ công nghiệp tụ họp lại, lập thành làng nghề. Một số người tới Thăng Long lập ra các phường nghề, chất lượng các mặt hàng thủ công ngày càng tốt hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.
Do sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp nên thưomg nghiệp nhà Trần có điều kiện phát triển:
- Buôn bán tấp nập, chợ mọc lên ở nhiều nơi, xuất hiện một số thương nhân, thường tập trung ở các đô thị, thương cảng.
- Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước, có phường thủ công, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán các nơi.
- Vân Đồn vẫn là cảng buôn bán với người nước ngoài.
1. Hãy kể tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu của nước Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV và công lao đóng góp của từng nhân vật đối với lịch sử dân tộc
- Ngô Quyền: Đáng bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lập ra nhà Ngô.
- Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh): dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, nhập ra nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt.
- Lê Đại Hành (Lê Hoàn): đánh bại quân Tống, lập ra nhà Tiền Lê.
- Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn): lập ra nhà Lý, dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
- Lý Thường Kiệt: đánh bại quân Tống xâm lược.
- Trần Nhân Tông: vị vua anh minh của nhà Trần, lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược.
- Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn): 3 lần chỉ huy nhân dân đánh quân Mông - Nguyên.
2. Nhà Lý đã làm gì để xây dựng và củng cố nền độc lập? Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý
- Lý Công Uẩn lên ngôi dời đô về Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt.
- Luật pháp: + Năm 1042 ban hành bộ luật hình thư.
+ Bảo vệ vua, triều đình; bảo vệ của công, tài sản của nhân dân; cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nồng nghiệp.
- Quân đội: + Gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.
+ Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông"
+ Gồm các binh chủng: bộ binh, thủy bình; kỉ luật nghiêm minh; huấn luyện chu đáo; trang bị vũ khí.
+ Xây dựng, bảo vệ đoàn kết dân tộc.
+ Tạo quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.