Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sang Nguyễn

1, Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa cụm từ "ta vs ta" trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến vs cụm từ "ta vs ta" trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan

2, Hãy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Nêu 2 VD để thấy đc sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

3, Tìm 2 thành ngữ có cặp từ trái nghĩa (gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa đó)

Giúp mk đi mk đang cần gấp (giúp mk trl 1 câu thôi cx đc)

Trần Thị Oanh
5 tháng 12 2017 lúc 19:17

-ta vs ta trong qua đèo ngang: chỉ tác giả vs tác giả, đi tìm người chia sẻ nhưng lại gặp chính sự cô đơn của mình, đối lập hoàn cảnh vs tâm trạng

-ta vs ta trong bạn đến chơi nhà: chỉ tác giả vs người bạn, tình bạn gắn bó, thắm thiết

như ngọc channel
5 tháng 12 2017 lúc 19:19

1.Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình).
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang.
*Bạn Đến Chơi Nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách).
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

2.

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

Vd từ đồng âm: Đậu tương – Đất lành chim đậu – Thi đậu .

VD từ nhiều nghĩa :

Với từ “Ăn’’:

- Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

- Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

- Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.

- Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

- Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

- Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

- Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

3. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ

Cặp từ trái nghĩa: hiền >< lành ; ác >< dữ

Bỏ thì thương, vương thì tội

cặp từ trái nghĩa :

Bỏ >< vương

Trần Thị Oanh
5 tháng 12 2017 lúc 19:25

3. - Bảy nổi ba chìm

- Trước lạ sau quen

Nguyễn Hải Đăng
5 tháng 12 2017 lúc 19:45

1So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài thơ Bạn đến chơi nhà và Qua đèo Ngang
Bác đến chơi đây ta với ta (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)

Một mảnh tình riêng ta với ta (Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

Nguyễn Hải Đăng
5 tháng 12 2017 lúc 19:46

2

PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM TỪ NHIỀU NGHĨA Từ đồng âmtừ nhiều nghĩa là hai mảng kiến thức quan trọng trong phân môn Luyện từ và câu – chương trình Tiếng Việt lớp 5. Trong thực tế thì đa số học sinh(HS), kể cả HS giỏi và không ít GV nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. * Lý do thứ nhất: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về ý nghĩa. * Lý do thứ hai: Trong chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân biệt. * Lý do thứ ba: HS còn chưa phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Vậy mời các bạn cùng trao đổi để học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?

- VD: Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ví dụ sau:

- Chúng ta cùng ngồi vào bàn1 để bàn 2 về cách dạy Tiếng Việt.

- Bàn3 phím của chiếc đàn này thật xinh.

Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính hay nghĩa đen). Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. Trở lại VD ở trên, trong VD1 “bàn” trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc”đều mang nghĩa gốc, VD2 “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc còn “bàn” trong “bàn phím” mang nghĩa chuyển. Vậy làm thế nào để HS phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ? Các từ mang nghĩa gốc thì nêu được nghĩa khác nhau nhưng phải bằng cách diễn giải. Còn phần nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu nghĩa bằng cách thay thế bằng một từ khác(mang nghĩa phụ). VD: Mùa xuân(1) là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2). Ta thấy rằng: “xuân”(2) được dùng theo nghĩa chuyển vì“xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. Sau khi HS đã nắm bắt được bản chất của kiến thức, để cho học sinh có kỹ năng phân biệt, GV cần biên soạn thành những dạng bài tập hỗn hợp cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để HS luyện tập.

Nguyễn Hải Đăng
5 tháng 12 2017 lúc 19:48

3

"lên thác xuống ghềnh":

Bảy nổi ba chìm

Các câu hỏi tương tự
Có lẽ ... Yêu 1 người .....
Xem chi tiết
Dương Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Cathy Trang
Xem chi tiết
Nấm Chanel
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Hiền Lê
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Dương Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết