1 Hạt gộm những bộ phận nào? phôi hạt gồm những bộ phạn nào? chất dinh dưỡng chứa ở đâu
2 phân biệt cây 1 lá mậm và cây 2 lá mầm
3 nêu những đậc điểm cận cho hạt nảy mầm
4 nêu các cách phát tán quả và hạt? đặc điểm thích nghi với các cách phát tán đó là gì?
5 cây có hoa có những cơ quan nào? chức năng của các cơ quan đó là gì
6 trình bày cơ quang sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của tảo,rêu,dương xỉ
7 mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh là gì? thế nào là tự thụ phấn ,giao phấn
1. Hạt gồm những bộ phận nào? Phôi hạt gồm những bộ phận nào? Chất dinh dưỡng chứa ở đâu?
- Hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Phôi gồm: rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm.
- Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ.
2. Phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.
Cây một lá mầm:
- Có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa ...)
- Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm.
- Rễ chùm.
- Gân lá hình cung, song song.
- Hoa có từ 4 đến 5 cánh.
VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...
Cây hai lá mầm:
- Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo ...)
- Rễ cọc.
- Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung...)
- Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm.
- Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...
3. Nêu những đặc điểm cần cho hạt nảy mầm.
- Nước.
- Độ ẩm.
- Không khí.
- Nhiệt độ.
- Chất lượng hạt giống.
4. Nêu các cách phát tán quả và hạt? Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán đó là gì?
Cách phát tán | Đặc điểm thích nghi |
Phát tán nhờ gió | Quả có cánh hoặc có túm lông nhẹ |
Phát tán nhờ động vật | Quả có hương thơm hoặc có vị ngọt, có gai hoặc thịt vỏ cứng |
Tự phát tán | Vỏ quả sẽ có khả năng tự tách ra để hạt rơi ra ngoài gọi là quả khô nẻ |
5. Cây có hoa có những cơ quan nào? Chức năng của các cơ quan đó là gì?
Có 2 loại cơ quan:
- Cơ quan sinh dưỡng.
- Chức năng:
+ Nuôi dưỡng cây.
+ Thực hiện các chức năng quang hợp, hô hấp...
- Cơ quan sinh sản
- Chức năng:
+ Duy trì và phát triển nòi giống.
6. Trình bày cơ quang sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của tảo, rêu, dương xỉ.
Cơ quan sinh dưỡng:
TẢO:
- Không có.
RÊU:
RÊU:
- Lá nhẹ, mỏng.
- Thân ngắn, không phân nhánh.
- Rễ giả có chức năng hút nước.
- Chưa có mạch dẫn.
DƯƠNG SỈ:
- Lá non đầu cuộn tròn.
- Lá già cuống dài.
- Thân hình trụ.
- Rễ thật.
- Có mạch dẫn.
Cơ quan sinh sản:
TẢO:
- Không có.
RÊU:
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử.
- Sinh sản bằng bào tử.
DƯƠNG SỈ:
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử.
- Sinh sản bằng bào tử.
7. Mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh là gì? Thế nào là tự thụ phấn, giao phấn.
- Muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Giao phấn là hiện tượng hạt phấn của hoa này chuyển tới đầu nhụy của hoa khác.