Violympic Vật lý 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyenthituytrang

1/ Giải thích hiện tượng: thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt?

2/ Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?

3/ Giải thích hiện tượng: Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần?

4/ Một ống nghiệm đựng đầy nước, đốt nóng ở miệng ống ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn? Tại sao?

5/ Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Sự bảo toàn năng lượng thể hiện như thế nào?

6/ Tại sao khi rót nước sôi vào vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?

7/ Tại sao nồi xoong thường làm bằng kim loại, còn bát dĩa thường làm bằng sành sứ?

8/ Cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên. Có thể nói miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng không? Vì sao?

9/ Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?

10/ Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng hoặc màu nhạt mà không mặc áo màu đen?

hattori heiji
26 tháng 4 2018 lúc 11:31

1)vì giữa các phân tử nguyên tử có khoảng cách nên khi thả cục đường vào nước và khuấy thì các phân tử đường đan xen vào khoảng cách của phân tử nước và ngược lại nên nước có vị ngọt

Bùi Thị Thảo
2 tháng 5 2019 lúc 9:20

Áo màu đen sẽ hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời khiến cho cơ thể của chúng ta nóng lên. Cho nên mùa hè ta thường mặc áo màu trắng hoặc màu nhạt.

Nguyễn Thị Minh Nhã
7 tháng 5 2019 lúc 16:00

1) Khi khuấy lên, các ph.tử đường xen lẫn vào khoảng cách giữa các ph.tử nước cũng như các p.tử nước xen vào khoảng cách giữa các p.tử đường nên ta thấy có vị ngọt.

2) Mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày là vì mặc cùng lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí ở giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt kém nên có thể giữa ấm cho cơ thể tốt hơn.

3) Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.

4) Đốt ở đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn. Vì đốt ở đáy ống để tạo ra các dòng đối lưu.

5) Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.

6) Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra và làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ.

Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước để cốc nóng đều và không bị vỡ

7) Nồi, xoong dùng để nấu chín thức ăn. Nồi xoong làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín.

Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, do đó bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.

8) Không thể nói miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng vì đây là hình thức truyền nhiệt bằng cách thực hiện công.

9) Đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh do các phân tử chuyển động nhanh hơn

10) Vì màu đen hấp thụ nhiệt tốt, màu sáng như màu trắng hấp thụ nhiệt kém. Vì vậy về mua hè, ta nên mặc áo mà trắng, không nên mặc áo màu đen


Các câu hỏi tương tự
🍉 Ngọc Khánh 🍉
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Kim
Xem chi tiết
Vinh Quang
Xem chi tiết
Vũ khang
Xem chi tiết
nguyenthituytrang
Xem chi tiết
Vũ khang
Xem chi tiết
Đức Vương
Xem chi tiết
học cho cố vô rồi ngu si
Xem chi tiết
Đỗ Minh Thành
Xem chi tiết