Bài 21. Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Khánh Huyền

1. Giải thích các hiện tượng, ứng dụng:

a. Vào những ngày trời khô ráo khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút?

b. Thổi nhẹ mặt bàn bụi bay đi mà cánh quạt quay gió đi qua rất mạnh thì lại có bụi bám vào?

c. Ngày trời hanh khô dùng khăn bông khô lau gương, kính thì bụi và sợi bông vẫn bám vào?

d. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao?

2. Dùng mảnh vải khô để cọ xát một ống bằng gỗ, một ống bằng thép, một ống bằng giấy, một ống bằng nhựa. Ống nào sẽ mang điện tích?

3. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần một quả cầu nhựa xốp nhẹ được treo vào dưới một sợi chỉ mảnh thì quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa. Có thê nói gì về hai vật này?

4. Thanh nhựa, thanh thủy tinh đều cấu tạo bởi các nguyên tử, trong đó có điện tích dương, điện tích âm. Tại sao trước khi cọ xát chúng không hút các vụn giấy nhỏ?

5. Sau khi cọ xát thanh nhựa sẫm vào mảnh len thì thanh nhựa nhiễm điện âm và chúng hút nhau. Giải thích hiện tượng?

7. Hải đưa một chiếc lược nhựa lại gần một mảnh nilon mỏng thì thấy lược nhựa hút mảnh nilon. Hải cho rằng lược nhựa và mảnh nilon bị nhiễm điện khác loại. Nhưng Sơn lại cho rằng chỉ cần một trong hai vật nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Ai đúng? Ai sai? Kiểm tra thế nào?

8. Có ba vật A, B, C được nhiễm điện do cọ xát. A hút B; B đẩy C; C mang điện tích âm. Vậy A và B mang điện tích gì?

9. Chỉ ra vật dẫn điện, vật cách điện trong các vật sau đây: thanh gỗ khô; ruột bút chì; dây nhựa; thanh thủy tinh; đoạn dây thép; đoạn dây nhôm; mảnh sứ; dây cao su; cành cây tươi; nước bẩn; không khí ẩm; giấy ẩm.

10. Gắn 2 quả cầu kim loại A, B lên 2 giá nhựa đặt cách nhau một quãng ngắn trong không khí. Dưới mỗi quả cầu có treo một cặp lá nhôm mỏng, nhẹ, sát nhau.

a. Khi làm quả cầu A nhiễm điện thì 2 lá nhôm treo bên dưới xòe ra. Vì sao?

b. Đặt thanh nhựa nối trên 2 quả cầu thì không có điều gì xảy ra. Vì sao?

c. Đặt thanh kim loại nối trên 2 quả cầu thì 2 lá nhôm dưới quả cầu A khép bớt lại, 2 lá nhôm dưới quả cầu B xòe ra một tí. Vì sao?

11. Quan sát dưới gầm xe các ô tô chở xăng bao giờ ta cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu dây xích này được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng như thế để làm gì? Tại sao?

12. Khi gần có mưa dông thì có gió rất mạnh thổi các đám mây bay vần vũ. Sau đó, giữa các đám mây có hiện tượng chớp, sấm. Giải thích hiện tượng?

13. Trong các cụng cụ dùng điện: quạt điện, nồi cơm điện, máy thu hình, bàn là, máy thu thanh, ấm điện, máy bơm nước, bóng đèn, khi hoạt động tác dụng nhiệt là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?

14. Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:

a. Khi trong ấm còn nước thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bào nhiêu?

b. Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao?

15. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chay qua những bộ phận nào?

Ruột ấm điện; Công tắc điện; Đèn LED; Dây dẫn điện; Quạt điện; Đèn báo ti vi; Bóng neon; Loa phóng thanh; Bơm nước; Bút thử điện.

16. Bộ phận chính của cần cẩu điện là một nam châm điện. Hãy nêu cách hoạt động của cần cẩu điện dùng để bốc các kiện hàng bằng sắt?

17. Có các dụng cụ sau: 1 nguồn điện 3V; 1 cuộn dây dẫn; 1 khóa điện; 1 kim la bàn. Hãy nêu cách làm thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.

19. Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:

a. 0,35A = ........... mA b. 425mA = ........... A

c. 1,5V = ......... mV d. 6kV = ................ V

Lương Minh THảo
17 tháng 3 2018 lúc 22:49

1.

a) Do khi chải tóc, tóc và lược cọ xát với nhau. Khi đó, lược bị nhiễm điện. Tóc là vật nhẹ mà vật nhiễm điện hút vật nhẹ

=> tóc bị lược nhựa hút

b) Khi thổi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó.
Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất

c) Dùng khăn bông khô lau màn hình tivi làm màn hình tivi bị nhiễm điện, cho nên nó hút các bụi bông bám vào màn hình.

d) Do dệt vải thường có bụi ,bông vải sợi.
Những tấm kim loại đã tích điện có thể hút những vật nhẹ mà bông ,bụi nhẹ do đó chúng sẽ hút bụi,bông làm xí nghiệp sạch hơn và công nhân không bị bông bụi vải vướng bám trên người hoặc đi vào cơ thể qua đường hô hấp

7.

Về nguyên tắc, vật nhiễm điện có thể hút các vật nhẹ (chưa nhiễm điện) và hai vật nhiễm điện khác dấu cùng hút nhau. Như vậy nếu chưa kiểm tra cụ thể thì dự đoán của hai bạn đều có cơ sở là dự đoán đúng. Tuy nhiên nếu kiểm tra bằng thực ngiệm thì chắc chắn phải có người đúng và có người sai.
Cách kiểm tra: Đưa cả hai vật lần lượt lại gần một quả cầu bắc chưa nhiễm điện treo bằng sợi dây tơ mảnh và quan sát:
- Nếu chỉ có một vật hút quả cầu còn vật kia không hút thì Sơn đoán đúng, Hải đoán sai.
- Nếu cả hai vật đều hút quả cầu thì Hải đã đoán đúng, Sơn đoán sai.

8.

Ta có:

C mang điện tích âm, C đẩy B

=> B và C nhiễm điện cùng loại

=> B mang điện tích âm

A hút B

=> A và B nhiễm điện khác loại

=> A mang điện tích dương

Nguyen Quynh Huong
18 tháng 3 2018 lúc 8:52

2. ống bằng thép, ống nhựa

4.vì lúc đó nó chưa bị nhiễm dien

5. Người ta quy ước: điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào mảnh len là điện tích âm.
Vì điện tích của thanh nhựa là âm nên khi cọ xát với mảnh len thì các electron từ mảnh len dịch chuyển sang thanh nhựa => thanh nhựa thừa electron nên nhiễm điện âm

9.- dẫn dien: ruột bút chì ; doan dây thép, doan day nhôm, cành cây tươi, nc bẩn, ko khí ẩm, giấy ẩm

- cách dien : còn lại

Nguyen Quynh Huong
18 tháng 3 2018 lúc 9:00

12. khi trời có mưa dông thì gió thổi các đám mây bay và ko khí lúc đó rất ẩm ướt. những đám mây bay cọ xát vào nhau làm cho chúng bị nhiễm điện vs điều kiện ko khi ẩm chúng phóng 1 dòng dien vs cường dộ mạnh xuống làm cho ko khí xung quah nó dãn nở đột ngột gây ra tiếng sấm và phát sáng

13. có ích vs: nồi cơm dien, bàn là, ấm dien

- ko có ích vs: còn lại

14.a, 100

b, ấm sẽ bị cháy

Hanh Phuc Khang
4 tháng 5 2018 lúc 15:57

3. hai vật này bị nhiễm điện cùng loại

10.

a) vì các vật này nhiễm điện cùng loại

b)vì thanh nhựa là chất cách điện

c)vì lúc đó hai lá nhôm dưới qảu cầu a bị thanh kim loại hút và hai lá nhôm dưới quả cầu b bị đẩy

11. lúc xe di chuyển thì xe và bồn chứa xăng sẽ cọ xát với không khí và nhiễm điện dễ gây nguy hiểm cho người lái xe và giao thông nên sợi dây xích với "tư cách" là một vật dẫn điện (kim loại) sẽ giúp cho các tia lửa điện được tạo ra bởi sự cọ xát đi xuống đất sẽ không gây nguy hiểm cho người lái xe và an toàn giao thông

Nguyen Quynh Huong
17 tháng 3 2018 lúc 20:55

19. a, 0,35 A = 350 mA

b, 425 mA = 0,425A ; c, 1,5V = 1500 mV

d, 6kV = 6000V

17. - Ta dùng dây dẫn mắc mạch dien có khóa dien

- ta đóng khóa điện và cắm vào nguồn 3V

- đưa kim la bàn lại gần mạch dien đã cắm vào nguồn. Thấy kim la bàn xoay

- ngắt khóa diễn và đưa kim la bàn lại gần nhưng ko thấy hiện tượng j

=> dòng dien có từ trường

Hoàng Ngọc Phương
26 tháng 6 2020 lúc 20:59

Câu 1:

a) Vào những ngày thời tiết khô ráo nếu chải đầu bằng lược nhựa thì lược nhựa cọ xát với tóc nên nhiễm điện .Do đó lược nhựa hút tóc và kéo thẳng ra.

b) Vì mặt bàn chưa nhiễm điện nên không hút đc bụi do đó khi thổi bụi trên bàn sẽ bay đi,cánh quạt khi quay đặc biệt là mép quạt cọ xát với không khí nên nhiễm điện và ở vùng đó có khả năng hút bụi trong không khí bám vào ngày càng nhiều

c) Vào những ngày thời tiết khô ráo khi lau chùi gương soi , kính cửa sổ hay màn hình TV bằng khăn bông khô thì thấy có bụi vải bám vào chúng vì: khi lau như vậy chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện.Do vậy chúng hút các bụi vải

d)Trong các xưởng dệt vải thường có các bụi vảo bay lơ lửng trong không khí.Các hạt bụi đó gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe các công nhân làm việc.Vì vậy mà ngta thường treo các tấm kim loại đã nhiễm điện lên cao để hút bụi do vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ,nhẹ khác.Như vậy,sức khỏe công nhân đc đảm bảo đồng thời xưởng cũng sạch hơn

Câu 2: một ống bằng nhựa sẽ nhiễm điện tích

Câu 3: có 2 trường hợp

*Trường hợp 1:hai vật nhiễm điện trái dấu

Thứ nhất là quả cầu xốp nhiễm điện âm,thanh thước nhiễm điện dương

Thứ hai là quả cầu xốp nhiễm điện dương,thanh thước nhiễm điện âm

*Trường hợp 2:chỉ có 1 trong 2 vật nhiễm điện

Thứ nhất là quả cầu nhiễm điện

Thứ hai là thanh thước nhiễm điện

Câu 4:

Trước khi cọ xát chúng không hút các vụn giấy nhỏ vì khi đó chúng trung hòa về điện (số điện tích âm bằng số điện tích âm)

Câu 5:

Trong quá trình cọ xát vải khô với thước nhựa,những electron dịch chuyển từ vải khô sang thước nhựa nên :

+Thước nhựa nhận thêm electron =>thước nhữa nhiễm điện âm

+Vải khô mất bớt electron =>vải khô nhiễm điện dương

Vậy nếu đưa 1 vật nhiễm điện dương lại gần vải khô cọ xát với thước nhựa thì vật nhiễm điện dương đó và vải khô cọ xát với thước nhựa sẽ đẩy nhau do chúng mang điện tích cùng loại

Câu 7:

Cả hai bạn Sơn và Hải đều nói đúng

*Thí nghiệm chứng minh

-Bạn Hải nói đúng:

Sau khi cọ xát thanh thủy tinh vào mảnh lụa và thanh nhựa sẫm vào mảnh vải khô thì đưa thanh thủy tinh lại gầnta thấy 2 vật hút nhau

-Bạn Sơn nói đúng

Lấy 1 thước nhựa sau khi đã cọ xát với mảnh len đưa lại gần những vụn giấy nhỏ ta thấy thước nhựa này hút các vụn giấy

Câu 8:

C mang điện tích âm mà C đẩy B =>.B cũng mang điện tích âm

B mang điện tích âm mà A hút B =>A mang điện tích dương

Câu 9:

*Vật dẫn điện:ruột bút chì,đoạn dây thép,đoạn dây nhôm,cành cây tươi,nước bẩn,không khí ẩm,giấy ẩm

*Vật cách điện:thanh gỗ khô,thanh thủy tinh,mảnh sứ,dây cao su,

Câu 19:

a.0,35A=350mA b.425mA=0,425

c.1,5V=1500mV d.6kV=6000V

mình chỉ làm đc thế này thui,xin lỗi bạn nha


Các câu hỏi tương tự
phamthiminhanh
Xem chi tiết
THI THAI THIEN PHUONG
Xem chi tiết
Lê Thị Hải Yến
Xem chi tiết
ngân cao
Xem chi tiết
Lê Hiển Vinh
Xem chi tiết
Lê Hiển Vinh
Xem chi tiết
Mai Hương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Công Chúa Tinh Nghịch
Xem chi tiết