Thiên nhiên và con người ở các châu lục

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thiện Cao

1) Em hiểu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội các nước khu vưc Tây Nam Á

2) So sánh các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa của Châu Á(phân bố,đặc điểm khí hậu)

3) Em hiểu hoạt động của gió mùa Tây Nam có ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động và đời sống nông nghiệp ở khu vực Nam Á

Giúp mình nha!!

Huỳnh Thị Thanh Kim
26 tháng 11 2017 lúc 18:37

1)Tây Nam Á thuộc đới cận nhiệt và đới nhiệt đới; có kiểu khí hậu nhiệt đới khô, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt Địa Trung Hải. Ngoài ra còn có một phần nhỏ là kiểu khí hậu núi cao.
Khí hậu:
- Nóng và khô hạn. Kém phát triển, ít sông lớn.
Có hai sông lớn:
+ Ti-grơ và Ơ- phrat
Tây Nam Á có nguồn dầu mỏ quan trọng nhất, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưõng Hà (quanh vịnh Péc- xích ) Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ rất phát triển.
- Tình hình chính trị rất phức tạp và không ổn định. Luôn xảy ra các cuộc tranh chấp, chiến tranh dầu mỏ

2)Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu : khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đóng Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
Trong các khu vực khí hậu gió mùa. một năm có hai mùa rõ rệt : mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa vào loại nhiều nhất thế giới.

3)Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.

b) Hệ quả

Tạo ra sự phân mùa của khí hậu. Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Ở miền Nam, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

XONG RỒI NHÁ




Các câu hỏi tương tự
Dấu tên
Xem chi tiết
Cô Bé Đô Con
Xem chi tiết
kim hanie
Xem chi tiết
Tôi Là Lohal
Xem chi tiết
Nguyễn Thy
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Bình An
Xem chi tiết
Phan Thị Tuyết Mai
Xem chi tiết
Nhii Nhii
Xem chi tiết
Hiệu lê
Xem chi tiết