Hướng dẫn soạn bài Bài học đường đời đầu tiên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nanami Luchia

1 Em hãy tóm tắt câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên ( sgk ngữ văn 6, tập 2)

2. a) Truyện được kể bằng lời của những nhân vật nào?

b) Bài học có thể chia làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn?

3. nhận xét thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ( Biểu hiện qua lời lẽ,cách xưng hô, giọng đệu,...)

4. Nếu diễn biến tâm lý và thái độ của dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Chắt. Qua sự việc ấy Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?

5. Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện giống giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như chuyện này

Golden Darkness
16 tháng 1 2017 lúc 21:09

1.

Đoạn trích kể về Dế Mèn, một chú dế thanh niên cường tráng, oai phong. Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả người hàng xóm. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang và gọi anh ta là Dế Choắt bởi anh ta quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọ chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

2.

a)​Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế mèn.

b)

Bài văn có thể chia làm hai đoạn:

+ Đoạn 1 : từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”: miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.

+ Đoạn 2 : còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn.

3.

Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là trịch thượng, khinh thường, không quan tâm giúp đỡ, điều này được biểu hiện ở các chi tiết sau:

- Cách xưng hô: Tao - chú mày.

- Khi nghe Dế Choắt thỉnh cầu giúp đỡ thì “hếch răng xì lên một hơi rõ dài” và lớn tiếng mắng mỏ.

- Điệu bộ khinh khinh, mắng mỏ Dế Choắt.

4.

Tâm lí của Dế Mèn được miêu tả rất tinh tế, hợp lí:

- Vừa coi thường người khác, vừa tàn nhẫn đối với bạn láng giềng Dế Choắt.

- Nghịch ranh, nghĩ mưu trêu chị Cốc.

- Hê hả vì trò đùa tai quái của mình: chui tọt vào hang, nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị.

- Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt: Khiếp, nằm im thin thít

- Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được.

- Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của Choắt.

- Ân hận, sám hối chân thành, đứng lăng hồi lâu trước mồ của Dế Choắt, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.

* Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là: Không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỉ để mang tai vạ đến cho người khác và cho chính bản thân mình.

5.

Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có hình dáng giống như thực tế. Bên cạnh đó tác giả đã nhân cách hoá để nhân vật biết nói năng, suy nghĩ, mang tình cảm, tâm lí và các mối quan hệ như con người.

Một số tác phẩm có cách viết tương tự như: Ếch ngồi đáy giếng; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Nanami Luchia
16 tháng 1 2017 lúc 20:53

các thánh ơi giúp em vớikhocroikhocroikhocroi

阮芳邵族
27 tháng 4 2017 lúc 20:45

1.Là một chàng dế thanh niên cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm. Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế Choắt bởi anh ta rất ốm yếu. Mèn đã trêu chọc chị Cóc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú.

2.a)Truyện được kể = lời của Dế Mèn.

b)

Bài văn này có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến ... "có thể sắp đứng đầu trong thiên hạ"): Đoạn này miêu tả vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách còn kiêu căng của Dế Mèn.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến ... "mang vạ vào mình đấy"): Mèn trêu chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.

- Đoạn 3 (còn lại): sự ân hận của Dế Mèn.

3.

Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là trịch thượng, khinh thường, không quan tâm giúp đỡ, điều này được biểu hiện ở các chi tiết sau:

- Cách xưng hô: Tao - chú mày.

- Khi nghe Dế Choắt thỉnh cầu giúp đỡ thì “hếch răng xì lên một hơi rõ dài” và lớn tiếng mắng mỏ.

- Điệu bộ khinh khinh, mắng mỏ Dế Choắt

4.

Tâm lí của Dế Mèn được miêu tả rất tinh tế, hợp lí:

- Vừa coi thường người khác, vừa tàn nhẫn đối với bạn láng giềng Dế Choắt.

- Nghịch ranh, nghĩ mưu trêu chị Cốc.

- Hê hả vì trò đùa tai quái của mình: chui tọt vào hang, nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị.

- Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt: Khiếp, nằm im thin thít

- Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được.

- Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của Choắt.

- Ân hận, sám hối chân thành, đứng lăng hồi lâu trước mồ của Dế Choắt, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.

* Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là: Không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỉ để mang tai vạ đến cho người khác và cho chính bản thân mình.

5.

Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có hình dáng giống như thực tế. Bên cạnh đó tác giả đã nhân cách hoá để nhân vật biết nói năng, suy nghĩ, mang tình cảm, tâm lí và các mối quan hệ như con người.

Một số tác phẩm có cách viết tương tự như: Ếch ngồi đáy giếng; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.




Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Duy
Xem chi tiết
Hoàng Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh Chi
Xem chi tiết
Người iu JK
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
✨cầu vồng ✨
Xem chi tiết
mondeptroai
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết