1, em hãy nêu đạc điểm chính về cơ sở kinh tế , xã hội , thể chế nhà nước của xã hội phong kiến
2,nhà lý được thành lập như thế nào
3, em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của lý thường kiệt
4,trong các nhân vật lịch sử mà em đã được học ở lớp 7, em ấn tượng với nhân vật lịch sử nào hãy giải thích lí do tại sao em lại chọn nhân vật ấy?
1.
- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (phương Tây) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.
- Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
Chúc bạn học tốt!*
Xã hội phong kiến phương Đông:
Sản xuất đóng kín trong công xã nông thôn.
Xã hội gồm 2 giai cấp:
Địa chủ
Nông dân lĩnh canh
Xã hội phong kiến phương Tây:
Sản xuất đóng kín trong các lãnh địa.
Xã hội gồm 2 giai cấp:
Lãnh chúa
Nông nô
*
Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi đến năm 1009 thì qua đời.
Triều thần chắn ghét nhà Tiền Lê nên đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua - nhà Lý thành lập.
*
Đưa ra chủ trương độc đáo, sáng tạo "Tiến công trước để tự vệ".
Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chặn giặc.
Lãnh đạo quân nhà Lý phản công khi thời cơ đến.
Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp "giảng hoà ".
*
Trong các nhân vật lịch sử em ấn tượng về nhân vật:
Lý Thường Kiệt vì ông là người có công rất lớn trong công cuộc kháng chiến chống Tống, có tài lại là người yêu tổ quốc.
Đinh Bộ Lĩnh vì ông có công dẹp loạn 12 sứ quân, đưa nước ta trở lại bình yên thống nhất, thành lập nhà Đinh.
* Câu cuối không chắc đúng nhé, mình chỉ gợi ý thôi!
Chúc bạn học có hiệu quả!
Câu 2:
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.
- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.
Câu 3: Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:
- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
Loigiaihay.com