1) Dung dịch A chứa H2SO4,FeSO4 và MSO4; dung dịch B chứa NaOH 0,5M và BaCl2.
- Để trung hoà 200ml dung dịch A cần dùng vừa đủ 40ml dung dịch B.
- Mặt khác,khi cho 200ml dung dịch A tác dụng với 300ml dung dịch B thì thu được dung dịch C và 21,07 gam kết rủa D gồm 1 muối và 2 hiđroxit. Để trung hoà 200ml dung dịch C cần dùng 40ml dung dịch HCl 0,25M. Cho biết trưởng dung dịch C vẫn còn BaCl2 dư.
a) Xác định M, biết rằng NTK của M lớn hơn của Na.
b) Tính nồng độ mol/l của các chất tan trong dung dịch A.
2) Hoà tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ), thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong D bằng 6,028%.
a) Xác định kim loại R và tính % theo khối lượng của mỗi chất có trong C.
b) cho dd NaOH dư vào D . Tính khối lượng chất răn thu được .
Bài 1 có cho nồng độ mol của BaCl2 không bạn.
Bài 2 ) Hoà tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ), thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong D bằng 6,028%.
a) Xác định kim loại R và tính % theo khối lượng của mỗi chất có trong C.
b) cho dd NaOH dư vào D . Tính khối lượng chất răn thu được .
Hỗn hợp C: \(\left\{{}\begin{matrix}MgCO_3:a\left(mol\right)\\R_2\left(CO_3\right)_n:b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(MgCO_3\left(a\right)+2HCl\left(2a\right)\rightarrow MgCl_2\left(a\right)+CO_2\left(a\right)+H_2O\)
\(R_2\left(CO_3\right)_n\left(b\right)+2nHCl\left(2nb\right)\rightarrow2RCl_n\left(2b\right)+nCO_2\left(nb\right)+nH_2O\)
\(n_{CO_2}=0,15\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow a+nb=0,15\left(I\right)\)
Theo PTHH: \(m_{HCl}=36,5\left(2a+2nb\right)\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_{ddHCl}=\dfrac{36,5.\left(2a+2nb\right).100}{7,3}\)
Thay (I) vào \(\Rightarrow m_{ddHCl}=\dfrac{36,5.2.0,15.100}{7,3}=150\left(g\right)\)
Ta có: \(mdd sau =\)\(14,2+150-0,15.44=157,6\left(g\right)\)
Theo đề, C% MgCl2 = 6,028% \(\Rightarrow6,028=\dfrac{95a.100}{157,6}\)
\(\Rightarrow a=0,1\left(mol\right)\)\(\Rightarrow m_{MgCO_3}=84a=8,4\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_{R_2\left(CO_3\right)_n}=14,2-8,4=5,8\left(g\right)\)
\(\Leftrightarrow b\left(2R+60n\right)=5,8\)
\(\Rightarrow b=\dfrac{5,8}{2R+60n}\left(II\right)\)
Thay a = 0,1 vào (I) \(\Rightarrow nb=0,05\Rightarrow b=\dfrac{0,05}{n}\left(III\right)\)
Từ (I )và (III) \(\Rightarrow\dfrac{5,8}{2R+60n}=\dfrac{0,05}{n}\)
\(\Leftrightarrow R=28n\)
\(n\) | \(1\) | \(2\) | \(3\) |
\(R\) | \(28(loại)\) | \(56(Fe)\) | \(84(loại)\) |
Vậy R là Fe n = 2
\(\Rightarrow\)\(b=\dfrac{0,05}{n}=0,025\left(mol\right)\)
Suy ra phần trăm khối lượng mỗi muối trong C
Dung dịch D:\(\left\{{}\begin{matrix}MgCl_2:0,1\left(mol\right)\\FeCl_2:0,05\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(MgCl_2+2NaOH\rightarrow Mg\left(OH\right)_2+2NaCl\)
\(FeCl_2+2NaOH\rightarrow Fe\left(OH\right)_2+2NaCl\)
Chất rắn là \(\left\{{}\begin{matrix}Mg\left(OH\right)_2:0,1\left(mol\right)\\Fe\left(OH\right)_2:0,05\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Suy ra khối lượng chất rắn