1.-Trùng kiết lị có chân giả ngắn, không có không bào,kích thước lớn hơn hồng cầu.
-Trùng kiết lị lây qua đường tiêu hóa.
-Nơi kí sinh: Trùng kiết lị kết bào xác vào ruột người\(\rightarrow\)chui ra khỏi bào xác\(\rightarrow\)kí sinh ở thành ruột
-Trùng kiết lị gây viêm loét ruột và phá hủy hồng cầu
-Trùng kiết lị gây bệnh kiết lị
2.Trùng roi giống với thực vật ở những điểm sau:
- Có cấu tạo từ tế bào.
- Có khả năng tự dưỡng.
- Trong tế bào cũng gồm các thành phần như: nhân, chất nguyên sinh và các hạt diệp lục.
Trùng roi khác thực vật ở những điểm sau:
- Có thể dị dưỡng.
- Có ti thể
- Có roi
- Có khả năng di chuyển.
3. + Vệ sinh thực phẩm :Ăn chín , uống sôi, không ăn gỏi cá, thịt tái ( thịt bò , thịt lợn)
Chú ý không dùng các loại rau tưới bằng phân bắc ( phân người) vì có chứa trứng giun sán
Các loại rau thủy sinh cũng có thể chứa các ấu trùng của các loại sán
Không ăn thịt bò, lợn gạo .
Rửa sạch hoa quả trước khi ăn
+ Vệ sinh cá nhân
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Trẻ nhỏ không cho chơi lê la trên đất cát , không cho mặc quần yếm hở mông ( giun kim)
Ngủ mùng tránh bị muỗi đốt gây bệnh giun chỉ .
Không đi chân không trên đất cát , đất trồng trọt ( tránh bệnh giun móc)
Tránh đắp lá cây , nhái sống vào mắt khi bị đau mắt đỏ ( một số vùng còn phong tục này , có thể bị bệnh sán nhái)
Mỗi 6 tháng uống thuốc tẩy giun 1 lần ( Fugacar 1 viên đối với người lớn và trẻ em > 2tuổi)
4.-Nhờ có giác bám phát triển giúp chúng bám chặt vào thành ruột vật chủ.
-Các cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển giúp chúng có thể chun dãn, phồng dẹp để chui rút hút chất dinh dưỡng trong môi trường kí sin
-Có cơ quan sinh sản và tiêu hoá phát triển mạnh giúp chúng tồn tại và duy trì nòi giống