1. Đặc điểm chung của thực vật là gì?
2. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Mô là gì? Nêu quá trình phân bào.
3. Rễ chia làm mấy loại? Nêu đặc điểm của từng loại.
4. So sánh cấu tạo trong của thân non với cấu tạo của rễ (miền hút).
5. Trình bày cấu tạo ngoài của thân. Thân được chia thành những loại nào? Cho ví dụ.
6. Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng đối với cây.
Kể tên 1 số loại thân biến dạng và chức năng của chúng đối với cây.
7. Hãy giải thích tại sao khi trồng cây lấy quả như cây đậu, cây bông, cà phê,...trước khi ra hoa, tạo quả người ta thường ngắt ngọn?
Hãy giải thích tại sao khi trồng cây lấy gỗ như bạch đàn, lim; lấy sợi (gai, đay) người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không ngắt ngọn?
GIÚP MÌNH VỚI!!!
3.
Có 2 loại rễ chính
- Rễ cọc: gồm rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiêu, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn.
- Rễ chùm: gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc tỏa từ gốc thân thành 1 chùm nhiều rễ con.
4.
Giống: Đều gồm vỏ (biểu bì + thịt vỏ) & trụ giữa (các bó mạch & ruột)
Khác :
Rễ (Miền hút) |
Thân non |
- Biểu bì có lông hút
- Không có
- Mạch gỗ xếp xen kẻ mạch rây thành 1 vòng
|
- Không có
- Thịt vỏ có diệp lục tố
- Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ (2 vòng) |
1.
Đặc điểm chung: - Tự tổng hợp chất hữu cơ. - Phần lớn không có khả năng tự di chuyển. - Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.2.
Tế bào thực vật gồm:
-Vách tế bào : làm cho tế bào có hình dạng nhất định
-Màng sinh chất : bao bọc ngoài chất tế bào
-Chất tế bào : chất keo lọc trong chứa các bào quan , nơi diễn ra mọi hoạt động sống
-Nhân : điều khiển mọi hoạt đọng sống
-Không bào : chứa dịch tế bào
Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau,cùng đảm nhận chức năng nhất định.
Phân bào là một quá trình phức tạp, về mặt di truyền có thể xem phân bào là phương thức mà qua đó tế bào bố mẹ truyền thông tin di truyền cho các thế hệ con cháu.
3.
Các loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
5.
Cấu tạo ngoài của thân gồm : thân chính cành chồi ngọn chồi nách
- Thân chính; nâng đỡ
- Cành ;mang hoa , lá
- Chồi ngọn ;giúp thân và cành dài ra
- Chồi nách;
+Chồi hoa phải triển thành cành mang hoa , lá
+ Chồi lá phát triển thành cành mang lá
5.Có 3 loại thân
Thân đứng:+ thân gỗ: cây đa
+ thân cột: cây cau
+thân cỏ: cây cỏ mần trầu
Thân leo: cây bìm bịp, cây đậu
Thân bò: cây rau má
Mình trả lời thiếu
6.
Các loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
Có 3 loại thân biến dang:
1.Thân củ:
- Thân củ nằm trên mặt đất
- Dự trữ chất dinh dưỡng
- VD:Củ su hào
2.Thân rễ:
- Thân rễ nằm trong mặt đất
- Dự trữ chất dinh dưỡng
- VD:Củ gừng
3.Thân mọng nước:
- Thân mọng nước mọc trên mặt đất
- Dự trữ nước quang hợp
- VD:Xương rồng
7.
Thông thường, cây sẽ tập trung chất dinh dưỡng để tập trung phát triển chiều cao cho cây, vì vậy chất lượng của hoa hoặc quả trong đây sẽ không đạt yêu cầu hoặc năng suất kém, vì vậy, để đẩy nhanh và cho năng suất cao, chúng ta dùng biện pháp bấm cành giúp cây tập trung dinh dưỡng đi nuôi hoa, quả.
- Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tỉa cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn. Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân to, gỗ tốt hơn.